Giám khảo chấm thi được chia thành 4 ca và thời gian mỗi ca lệch nhau 30 phút. Giờ ăn trưa hay ra về của các tổ chấm cũng được bố trí lệch giờ.
Trong đó ca 1 từ 7h đến 15h, ăn trưa lúc 10h30, bao gồm giám khảo chấm môn Ngữ văn tổ 1, 2, 3, 4; Ca 2 gồm giám khảo chấm Ngữ văn tổ 17, 18 và giám khảo chấm trắc nghiệm từ 7h30-15h30, ăn trưa lúc 11h; Ca 3 gồm giám khảo chấm Ngữ văn tổ 5 đến tổ 12, thời gian làm việc từ 8h-16h, ăn trưa lúc 11h30; Ca 4 thời gian làm việc từ 8h30-16h30, ăn trưa lúc 12h gồm giám khảo chấm môn Ngữ văn tổ 13 đến tổ 20 và bộ phận nhập điểm.
Thí sinh TP.HCM thi tốt nghiệp giữa dịch Covid-19 phức tạp (Ảnh: Thanh Tùng) |
Ngoài việc chia ca, giám khảo khi đến điểm chấm sẽ đi vào bằng 1 cổng và ra về bằng cổng khác. Khi đi vào địa điểm chấm thi phải trình phiếu tham gia xét nghiệm Covid-19, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn.
Một số giám khảo tham gia chấm thi môn Ngữ văm cho hay việc chấm sẽ bám đáp án của Bộ GD-ĐT tuy nhiên sẽ không quá cứng nhắc. Mỗi bài thi Ngữ văn sẽ được chấm qua 2 vòng, giám khảo 1 và giám khảo 2. Nếu bài làm của thí sinh có điểm lệch giữa 2 giám khảo dưới 0,75 điểm thì 2 giám khảo sẽ thảo luận lại để thống nhất về điểm số. Lệch từ 1-1,25 điểm thì ghi biên bản báo cáo để điều chỉnh. Lệch 1,5 điểm trở lên sẽ có giám khảo chấm lần 3.
Tạu cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai tăng cường, siết chặt các biện pháp phòng chống Covid-19 hôm qua 11/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý thành phố về công tác chấm thi tốt nghiệp trong mùa dịch.
Đối với công tác chấm thi THPT, kết quả chấm thi tại TP.HCM, Phó Thủ tướng đề nghị thành phố không áp lực về thời gian, phải tuyệt đối đảm bảo an toàn với dịch bệnh, không để một giáo viên nào trong khu chấm thi nhiễm Covid-19.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, mỗi môn thi có từ 94,03-97,94% trong tổng số 89.275 thí sinh đăng ký dự thi.