tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

20 năm thay đổi tuyển sinh đại học ở Việt Nam

Chia sẻ: 

05/12/2024 - 14:54:00


Hơn 20 năm qua, tuyển sinh đại học thay đổi 6 lần, riêng 5 năm gần đây bùng nổ nhiều phương thức, mắc kẹt với kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo chuyên gia.

Giai đoạn trước năm 2002, kỳ thi đại học do các trường tự ra đề, tổ chức và xét tuyển. Thí sinh đăng ký trường nào phải thi tại trường đó và không thể dùng điểm này để nộp vào trường khác.

Từ 2002 đến 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới tuyển sinh đại học bằng kỳ thi "ba chung": chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả. Thí sinh sau khi thi tốt nghiệp sẽ tham dự kỳ thi đại học. Đợt đầu dành cho thí sinh thi khối A (Toán, Lý, Hóa), sau này có thêm A01 (Toán, Lý, Anh); đợt sau là các khối khác như B (Toán, Hóa, Sinh), C (Văn, Sử, Địa), D (Toán, Văn, Ngoại ngữ).

Thí sinh được thi nhiều khối, nộp hồ sơ nhiều trường. Nhưng ở đợt thứ hai, thời gian thi khối B, C, D trùng nhau, các em chỉ có thể dự thi một tổ hợp.

Nhiều thí sinh đến trường Đại học Sư phạm TP HCM xin rút hồ sơ xét tuyển, năm 2015. Ảnh: Nguyễn Duy

Thí sinh đến trường Đại học Sư phạm TP HCM xin rút hồ sơ xét tuyển, năm 2015. Ảnh: Nguyễn Duy

Đến năm 2015, lần đầu tiên Bộ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: Xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, thường được gọi là kỳ thi "hai trong một".

Trong hai năm đầu tổ chức, thí sinh phải làm ít nhất 4 bài thi để xét công nhận tốt nghiệp gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do tự chọn (Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học). Ngoài ra, các em có thể thi thêm một số môn để mở rộng tổ hợp đại học.

Cũng từ năm này, thí sinh không cần chọn trường trước khi thi. Sau khi có kết quả, các em mới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành, trường mà mình mong muốn. Danh sách, phổ điểm được cập nhật nên tạo ra những cuộc chạy đua "nộp - rút hồ sơ" từ trường này sang trường khác, có nhà thuê xe cấp cứu từ Hà Tĩnh ra Hà Nội cho kịp.

Hai năm sau, kỳ thi lại được thay đổi. Thí sinh phải làm ba bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) cùng một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trừ môn Ngữ văn, tất cả chuyển sang thi trắc nghiệm, gây ra tranh cãi dữ dội từ giới chuyên môn. Trong năm đầu theo cách này, điểm thi cao đột biến kéo theo điểm chuẩn lên tới 30,5 cho tổ hợp ba môn.

Nhưng năm 2018, đề lại quá khó, 6/9 môn có điểm trung bình dưới 5. Một số môn còn dưới 4 như Lịch sử và Ngoại ngữ. Đây cũng là năm xảy ra gian lận ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La khi hơn 200 thí sinh được nâng điểm.

Năm 2019, Bộ có những thay đổi để hạn chế gian lận, chẳng hạn giao cho đại học chủ trì chấm trắc nghiệm. Bộ cũng xác định mục tiêu chính của kỳ thi THPT quốc gia là xét tốt nghiệp. Từ năm 2020, tên gọi được đổi thành "Kỳ thi tốt nghiệp THPT". Cùng đó, Luật Giáo dục đại học sửa đổi (2018) có hiệu lực, cho các trường tự chủ tuyển sinh.

Việc xét tuyển sớm bằng nhiều phương thức bắt đầu được mở rộng, song song với dùng kết quả tốt nghiệp. Các trường có thể yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm.

 

Đến năm 2022, Bộ yêu cầu thí sinh xét bằng phương thức nào cũng phải đăng ký trên hệ thống chung để lọc ảo chung.

Khi công bố phương án thi tốt nghiệp, Bộ nhấn mạnh những trường, ngành học có mức độ cạnh tranh cao, chỉ nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp để sơ tuyển, sau đó cần thi hoặc xét tuyển bổ sung nhằm chọn lọc thí sinh tốt hơn. Bộ cũng khuyến khích các trường tự chủ, đa dạng phương thức.

Sau đó, ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM và Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển, nhiều đơn vị khác làm tương tự, như Bộ Công an, Đại học Sư phạm Hà Nội và TP HCM.

Gần 20 phương thức được sử dụng, như học bạ hoặc học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, giải thưởng, điểm thi tốt nghiệp, đánh giá năng lực... Phần lớn dùng cho xét tuyển sớm, từ tháng 1 tới tháng 5, trước khi kết thúc năm học. Theo Bộ, điều này khiến thí sinh lơ là, ảnh hưởng tiêu cực tới giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh ở các ngành được chia nhỏ, khiến điểm chuẩn khác nhau (do khác phương thức). Bộ cho rằng điều này không có cơ sở, gây mất công bằng.

Năm ngoái, cả nước có 214 trường xét tuyển sớm, giúp tuyển được hơn 50% chỉ tiêu.

Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Do đó, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cũng thay đổi. Số môn thi tốt nghiệp chỉ còn 4, trong đó hai môn lựa chọn phải nằm trong những môn đã được học ở lớp 12, khiến thí sinh bị hạn chế về tổ hợp xét tuyển đại học nếu dùng kết quả này.

Bộ cũng sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học, theo hướng siết xét tuyển sớm, còn 20% chỉ tiêu. Vấn đề gây tranh cãi nằm ở chỗ Bộ dự kiến điểm của đợt xét sớm phải bằng đợt xét tuyển chung. Nếu tuyển bằng nhiều phương thức, đại học phải quy đổi về thang điểm chung.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT Trưng Vương, TP HCM, năm 2024. Ảnh: Quỳnh Trần

T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT Trưng Vương, TP HCM, năm 2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhìn lại 20 năm qua, ông Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM, nói chính sách tuyển sinh đại học thay đổi liên tục nhưng không có "thời gian chờ". Điều này khiến thí sinh, phụ huynh bị động, rối loạn thông tin.

Điểm tích cực là việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng. Cơ hội vào đại học cũng rộng mở hơn, một phần nhờ số lượng trường đại học, ngành nghề tăng, dẫn đến chỉ tiêu tăng.

Tuy nhiên, đây cũng là một lý do khiến tuyển sinh đại học ngày càng phức tạp và rối ren, theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Viện phó Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Ông nhìn nhận tuyển sinh trước 2014 tương đối ổn định vì số ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh còn ít. Cầu nhiều hơn cung nên các trường tuyển khá dễ dàng, không cần cạnh trạnh nguồn tuyển.

Từ năm 2015 trở đi, các đại học cả công lẫn tư đều phát triển, mở rộng đào tạo, từ đó cạnh tranh, thậm chí vơ vét thí sinh.

Nhìn tổng thể, ông cho rằng tuyển sinh đại học đang mắc kẹt ở kỳ thi tốt nghiệp THPT. Từ năm 2015, đây là kỳ thi "hai trong một" vừa để xét tốt nghiệp, vừa để tuyển sinh đại học. Từ năm 2020, kỳ thi không còn gồng gánh hai mục đích, nhưng vẫn là một cơ sở để các trường tuyển sinh.

"Kỳ thi này không đủ khả năng phân hóa, chọn lọc thí sinh cho những ngành nghề có cạnh tranh cao, buộc các trường phải suy nghĩ các phương thức xét tuyển khác và các kỳ thi riêng dẫn đến nhiều hệ lụy", ông lý giải.

Ông Lộc đề xuất tổ chức một kỳ thi đại học chung cho cả nước như cách Trung Quốc đang làm hoặc thành lập trung tâm khảo thí độc lập, tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực trong năm để các trường sử dụng tuyển sinh. Cùng đó, các trường có quyền tự chủ dùng các kết quả, giải thưởng, chứng chỉ khác để xét đầu vào nếu thấy phù hợp.

Ông Phùng Quán cũng ủng hộ để các trường tự chủ. Với bộ tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, ông cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn có thể đóng vai trò hậu kiểm, giám sát việc đào tạo, siết chặt đầu ra để nâng chất lượng.

Theo VNEXPRESS
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV