8 thói quen sử dụng khiến đồ dùng nhà bếp nhanh hỏng, hại sức khỏe09/04/2021 - 08:34:00 Thói quen sử dụng đồ nhà bếp không đúng cách sẽ vừa làm giảm công dụng vừa nhanh hỏng đồ lại gây hại tới sức khỏe của cả gia đình.
Dưới đây là 8 thói quen sử dụng đồ dùng nhà bếp nếu mắc phải cần thay đổi ngay kẻo sinh thêm bệnh: Thói quen dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống với chínẢnh minh họa Thường dùng chung các dụng cụ nhà bếp như thớt, rổ rá, dao, kéo… cho cả đồ sống và chín rất nguy hiểm. Trong các loại thực phẩm sống luôn chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng và chúng chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Việc dùng chung đồ sống và chín có thể khiến vi khuẩn bám vào thức ăn, cơ thể tiêu thụ sẽ bị lây nhiễm nhiều căn bệnh. Thói quen không vệ sinh thớt trước khi dùngTrước mỗi lần chế biến thức ăn, bạn nên rửa sạch dao, thớt vì những dụng cụ này có thể bám bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc dù đã được rửa sạch và treo nơi khô ráo. Thói quen tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp ngăn chặn hàng tá vi khuẩn tấn công cơ thể. Sai lầm khi dùng cọ kim loại để rửa chảoẢnh minh họa Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn. Thói quen không thường xuyên vệ sinh bồn rửaẢnh minh họa Hàng ngày mọi người sẽ rửa chén bát, rửa thực phẩm thô, rửa nồi chảo trong bồn rửa. Thời gian dài sẽ sản sinh cáu bẩn xung quanh bồn rửa, có khi bồn rửa còn bẩn hơn cả bồn cầu nhà vệ sinh. Nếu lại rửa thực phẩm trong bồn rửa tương đương với việc đem vi khuẩn vào thực phẩm. Thói quen bảo quản đồ dùng không đúng cáchẢnh minh họa Sau khi rửa bát xong, hãy đảm bảo bát đĩa, xoong nồi và dụng cụ làm bếp được lưu trữ ở nơi thoáng mát, khô ráo và không bị chồng chéo lên nhau như thế này. Việc chồng chéo quá nhiều đồ dùng có thể khiến chúng bị ẩm, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh. Hơn nữa, việc này còn khiến cho bạn gặp khó khăn mỗi khi tìm kiếm một thứ đồ dùng gì đó đang bị “chôn vùi” trong giá bát ngổn ngang kia. Lau chùi nồi cơm điện sạch sẽ trước khi cắm điện nấu cơmNhớ lau thật khô lòng nồi trước khi cho vào nồi cơm điện để tăng tuổi thọ cho chiếc nồi của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên dùng miếng chùi nồi mềm, thay vì miếng bùi nhùi bằng kim loại gây tróc lòng nồi. Thói quen rửa miếng rửa chén bát trong bồn rửaẢnh minh họa Miếng rửa chén là một công cụ làm sạch trực tiếp đối với các món ăn. Vì thế, nên phơi khô nó sau khi sử dụng để tránh miếng bọt biển hoặc miếng rửa lưới bị ướt nước trong một thời gian dài. Cách tốt nhất, cũng là cách phổ thông là bạn có thể mua một giá nhỏ và để chúng nhỏ giọt thoát nước. Ngoài ra, nên thay thế nó thường xuyên và lựa chọn nhiều loại khác nhau phù hợp với từng dụng cụ vệ sinh để chúng có thể làm việc một cách tốt nhất. Để nước đọng lại trên giá bátNước đọng lại trên giá bát, ống đũa luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, nên cọ rửa và giữ chúng khô ráo thường xuyên để tránh gây hại cho sức khỏe. Theo GiadinhNet
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|