tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bán lẻ và cuộc chiến sân nhà

Chia sẻ: 

22/12/2022 - 09:08:00


Nền kinh tế đang phục hồi khá rõ nét. Tín hiệu vui này cũng tác động mạnh mẽ lên ngành bán lẻ. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ liên tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, cùng với đó cuộc cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng khốc liệt hơn...

 

 

 

Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang trở thành điểm đến mua sắm yêu thích của người tiêu dùng. Ảnh: Quang Vinh.
Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang trở thành điểm đến mua sắm yêu thích của người tiêu dùng. Ảnh: Quang Vinh.

Kết quả khảo sát DN bán lẻ do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, 53,8% đơn vị bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch Covid-19. Dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% doanh nghiệp (DN) cho rằng, triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.

Những cuộc đổ bộ của “cá mập”

Giám đốc Đối ngoại hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam (MM) Trần Kim Nga nhận định, Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển tầng lớp trung lưu mạnh và tốc độ đô thị hóa nhanh. Sau 2 năm diễn ra đại dịch Covid -19, xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi khá rõ nét. Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại có nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa chất lượng và giá cả cạnh tranh, họ cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nên đã trở thành điểm đến mua sắm yêu thích của người tiêu dùng. “Đây là một thị trường triển vọng và đầy tính cạnh tranh, là cuộc đua của những “ông lớn” trong những năm tới” - bà Nga nhấn mạnh.

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng sôi động hơn về tháng cuối năm nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến ngành bán lẻ sẽ tiếp tục theo mô hình chữ K. Các công ty lớn sẽ giành được nhiều thị phần hơn nhờ khả năng thương lượng mạnh mẽ với các nhà cung cấp, cho phép họ giảm thiểu tác động của giá vốn tăng cao và từ đó đưa ra được nhiều chiết khấu hơn để hỗ trợ khách hàng.

Theo Bộ Công thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% GDP cả nước.

Một trong những sự kiện nổi bật của ngành bán lẻ gần đây, là việc cửa hàng số 325 Lý Tự Trọng - mặt bằng được mệnh danh là “nóng” nhất ngã 6 Phù Đổng (Quận 1, TPHCM), sau nhiều lần đổi chủ đã lộ diện khách thuê mới là thương hiệu vali Mia. Được biết, cửa hàng số 325 Lý Tự Trọng sẽ “ngốn” của Mia một số tiền không nhỏ, với dự toán giá thuê khoảng 26.000 USD/tháng. Đây là cửa hàng thứ 23 của chuỗi bán lẻ đình đám này tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Đáng chú ý, Mia tiết lộ, mục tiêu đến năm 2027 sẽ mở rộng quy mô lên 100 điểm bán trên toàn quốc và tham vọng trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong 3 năm tới.

Các kết quả thăm dò cho thấy các nhà bán lẻ lớn trong và ngoài nước như MM Mega Market, AEON Mall, Central Retail, SaigonCo.op, Winmart, Thế giới di động… cũng đang lên kế hoạch mở rộng thị trường, tăng quy mô cửa hàng.

Chưa hết, thị trường này cũng đang ghi nhận sự đổ bộ của hàng loạt thương hiệu mới, điển hình như Columbia, %Arabica, Ain & Tulpe... Cùng với đó, các nhãn hàng đã trì hoãn kế hoạch tham gia thị trường vào năm 2021 như Bath & Body Works, Prima Donna, Sport Direct… cũng bắt đầu rục rịch trở lại “đường đua”.

Theo giới phân tích, thị trường bán lẻ đang bước vào giai đoạn “cộng sinh” cùng có lợi. Những doanh nghiệp (DN) nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam thường tìm kiếm một đối tác bản địa. Đối tác trong nước là các DN am hiểu thị trường, văn hóa và môi trường kinh doanh để chọn mặt bằng, đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy thành công cho nhà đầu tư.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam còn được thúc đẩy bởi các yếu tố khác, trong đó thế mạnh của thị trường trong nước với 100 triệu dân, có tầng lớp trung lưu phát triển... là những yếu tố hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp bán lẻ nội tiếp tục mở rộng thị phần để giữ vững sân nhà. Ảnh: Quang Vinh.
Các doanh nghiệp bán lẻ nội tiếp tục mở rộng thị phần để giữ vững sân nhà. Ảnh: Quang Vinh.

Bán lẻ trong cuộc đua giữ sân nhà

Khi các DN ngoại nhìn thấy thị trường bán lẻ tiềm năng, các DN nội cũng đang nỗ lực tận dụng thế mạnh sân nhà để bứt phá. Theo đó, nhiều DN đang tiếp tục tái cơ cấu và gia tăng sự hiện diện ở phân khúc cửa hàng. Nổi bật là Nova Commerce - thuộc tập đoàn NovaGroup đã khai trương siêu thị Nova Supermarket rộng 2.000m2 đầu tiên tại TPHCM, tiếp nối cho kế hoạch phát triển chuỗi bán lẻ quy mô toàn quốc với kế hoạch mở rộng hơn 2.000 điểm bán đến năm 2025.

Những cái tên như Saigon Co.op, Vincommerce, Massan... đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Với hệ thống hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi Vinmart+ rộng khắp cả nước, Vinmart của Vincommerce (hợp nhất với Massan) đang ngày càng mở rộng mạng lưới chân rết của mình, bám chắc “sân nhà”. Tương tự, số lượng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Saigon Co.op cũng đang được gia tăng và mở rộng thị phần... Cùng với đó, những cái tên như Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh... ngày càng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và ưu tiên tìm đến.

Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, mặc dù thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các DN nắm giữ thị phần chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa của các DN như: Masan, MWG...

Lợi thế này đang được các DN lên kế hoạch bài bản để giữ vững thị phần. “Chuẩn bị cho việc phát triển với quy mô toàn quốc, chúng tôi đã có kế hoạch chuẩn bị và đầu tư mạnh về con người và dịch vụ. Đơn cử như chúng tôi đã đầu tư hơn 1 triệu USD cho hệ thống của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ theo tinh thần phục vụ từ tâm. Chúng tôi mong muốn mang đến trải nghiệm mua sắm đầy mới mẻ, hiện đại và uy tín cho người dân, qua đó góp phần kích cầu tiêu dùng, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước” - đại diện Nova Commerce, một thành viên của Nova Service chia sẻ.

Saigon Co.op cũng đang “căng mình” trên đường đua với nhiều kế hoạch bứt phá. Theo Tổng giám đốc Nguyễn Anh Đức, Saigon Co.op sẽ số hóa - điện toán hóa kho bãi và logistics, đẩy mạnh thương mại điện tử...

Có thể thấy, bức tranh ngành bán lẻ đang rực rỡ sắc màu với cuộc so găng giữa các DN trong và ngoài nước, những vụ sáp nhập lớn... Và trong cuộc cạnh tranh gay gắt này, theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công thương TPHCM, các nhà bán lẻ nội cẩn có chiến lược phát triển hết sức bài bản, làm sao tổ chức lại để giữ được thị phần, giữ được lợi thế đang có. Bên cạnh đó, ông Vũ cho rằng, muốn cạnh tranh hiệu quả trong tình hình mới, nhà bán lẻ nội cần chủ động hơn nữa trong công cuộc số hóa, bởi nếu không ứng dụng công nghệ thông tin thông qua phương thức thương mại điện tử sẽ mất đi một lợi thế rất lớn.

Các kết quả thăm dò cho thấy các nhà bán lẻ lớn trong và ngoài nước như MM Mega Market, AEON Mall, Central Retail, SaigonCo.op, Winmart, Thế giới di động… cũng đang lên kế hoạch mở rộng thị trường, tăng quy mô cửa hàng.

Chưa hết, thị trường này cũng đang ghi nhận sự đổ bộ của hàng loạt thương hiệu mới, điển hình như Columbia, %Arabica, Ain & Tulpe... Cùng với đó là các nhãn hàng đã trì hoãn kế hoạch tham gia thị trường vào năm 2021 như Bath & Body Works, Prima Donna, Sport Direct… cũng bắt đầu rục rịch trở lại “đường đua”.

Bán lẻ và cuộc chiến sân nhà - Ảnh 1

“Lợi thế của doanh nghiệp trong nước nằm ở sự am hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, do đó những chiến lược kinh doanh sẽ đặt ưu tiên về sở thích, thói quen mua sắm của người tiêu dùng lên hàng đầu. Điều này lại là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ngoài, do họ không thể nắm bắt được rõ về tâm lý của người tiêu dùng trong nước như các doanh nghiệp bán lẻ nội” - Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc của Nielsen Việt Nam

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 02/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV