tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bán xe máy ăn 'chênh giá: 20 năm nhức nhối, 'bó tay' không thể xử lý 

Chia sẻ: 

11/06/2022 - 15:59:00


Hiện tượng bán xe máy “hai giá” xảy ra hơn 20 năm qua, không phải mới phát sinh, vậy nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn đổ thừa cho việc thiếu quy định pháp luật cụ thể để xử lý là điều rất khó hiểu.

Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội ngày 8/6 về vấn đề xe máy "hai giá", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: "Cơ quan thuế theo quy định phải thanh tra các đại lý. Thực ra thì khó. Lâu nay chúng tôi chưa thể siết chặt được chỗ này. Có bán ra toàn bán lẻ cho người dân, dân thì lấy hoá đơn theo giá bán. Cơ quan kiểm tra đến hỏi thì người dân nói mua như thế này. Cái này phải điều tra, thu thập chứng cứ, sau đó đấu tranh có thể mới xử lý được".

Hơn 20 năm “chênh giá”

Thực tế, câu chuyện bán xe máy “hai giá”, hay là “chênh giá” chủ yếu thuộc về các sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam. Tình trạng này đã xuất hiện từ lâu. Đầu tiên là vào năm 1999, khi mẫu Honda Future ra đời, rồi tiếp đến là Wave Alpha và đặc biệt là sau này, với các mẫu xe tay ga như Click, Air Blade, Leed, Vision, SH... Hơn 20 năm qua, tình trạng xe máy Honda bị "chênh giá", đặc biệt vào thời điểm cuối năm, đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Hiện tượng bán xe máy “hai giá” đã tồn tại hơn 20 năm qua.

Theo dõi thị trường nhiều năm qua có thể thấy, những mẫu xe tay ga hàng “hot” bao giờ cũng bị đại lý nâng giá bán lên cao hơn giá đề xuất từ vài triệu tới vài chục triệu đồng. Nhưng khi viết hóa đơn giao cho khách để làm thủ tục đăng ký xe, đại lý chỉ ghi đúng bằng giá đề xuất của Công ty Honda Việt Nam, phần chênh lệch bị bỏ ra ngoài.

Chỉ tính riêng các mẫu xe tay ga của Honda Việt Nam, từ 2006 đến nay, luôn có giá bán cao hơn. Rất hiếm khi bán bằng giá và thấp hơn giá đề xuất. Nhờ bán xe “chênh giá” mà các đại lý xe máy Honda tại Việt Nam đã thu về một khoản lợi nhuận “khủng” hàng năm. 

Lấy số liệu gần nhất là năm 2021 ra tính toán sẽ thấy. Năm 2021, Honda Việt Nam bán được tổng cộng 1.992.365 xe máy các loại, trong đó 50% là xe tay ga. Với gần 800 đại lý trên cả nước, bình quân một đại lý bán 2.500 xe/năm. Chỉ tính riêng xe tay ga, một đại lý bán trung bình 1.250 chiếc/năm và nếu bán giá chênh so với giá đề xuất là 4 triệu đồng, họ đã bỏ túi 5 tỷ đồng/năm. Với gần 800 đại lý, số tiền chênh lệch "khủng", lên tới khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

Một số đại lý Honda tiết lộ, thời điểm 2017-2019 khi doanh số bán xe ở đỉnh cao, con số này vào rơi khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Tất cả số tiền này đều chảy vào túi các ông chủ đại lý.

Với thu nhập hiện nay, không ít người tiêu dùng Việt Nam phải mất vài năm tiết kiệm mới đủ tiền để “lên đời” một chiếc xe tay ga. Tuy nhiên, đến đại lý lại bị “chặt chém” thêm vài triệu tới cả chục triệu đồng, khiến cho họ không khỏi bức xúc. Không chỉ khách bức xúc vì phải mua xe với giá "cắt cổ", mà Nhà nước còn bị thất thu một khoản thuế, phí đáng kể. Đó là các khoản như lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN… của số tiền bán “chênh giá” được các đại lý để ngoài sổ sách.

Hơn 20 năm qua, dư luận đã lên tiếng nhiều, nhưng đến nay chưa một đại lý xe máy nào bán “chênh giá” bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Trong khi đó, việc làm này diễn ra hàng ngày, công khai, ngang nhiên thách thức khách hàng và cơ quan quản lý.

TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng, nếu đại lý bán một chiếc xe máy giá 45 triệu đồng nhưng chỉ khai vào hóa đơn 35 triệu đồng, rõ ràng đó là hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật.

Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặt câu hỏi: Vì sao giá bán xe máy tại Việt Nam cao hơn niêm yết, lại phổ biến và diễn ra ngang nhiên như vậy? Phải chăng là do các cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý trong suốt thời gian dài qua?

Hiện tượng bán xe “chênh giá” đã xảy ra từ hơn 20 năm qua, không phải mới phát sinh, vậy nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn đổ thừa cho những khó khăn, do thiếu quy định pháp luật cụ thể để xử lý, là điều rất khó hiểu. Việc này đã gây nên những thiệt hại to lớn và kéo dài cho người tiêu dùng, cho ngân sách Nhà nước; làm cho môi trường kinh doanh méo mó, thiếu công bằng, minh bạch.

Hãng xe có vô can?

Giải thích về vấn đề này, Công ty Honda Việt Nam nhiều lần cho rằng, do cung không đủ cầu nên có hiện tượng bán chênh giá. Hơn nữa, Honda Việt Nam và đại lý là hai pháp nhân độc lập nên không thể can thiệp. Honda Việt Nam chỉ công bố giá đề xuất, còn giá bán chính thức do đại lý quyết định. Công ty cũng hứa hẹn xử lý vấn đề này bằng cách tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi: Tại sao Honda Việt Nam không công bố giá bán chính thức như nhiều mặt hàng khác, mà chỉ công bố giá bán đề xuất? Chính vì Honda Việt Nam chỉ công bố giá đề xuất nên đã tạo điều kiện cho các đại lý bán “chênh giá” làm khổ người tiêu dùng và gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra những giải pháp, để kiểm soát hiện tượng bán “chênh giá” xe máy.

Từ năm 2014, Honda Việt Nam đã khánh thành nhà máy xe máy thứ 3, nâng tổng công suất sản xuất lên 2,5 triệu xe/năm. Thời gian gần đây, thị trường xe máy liên tục lao dốc, doanh số bán của Honda Việt Nam giảm, thấp xa so với tổng công suất, nhưng giá xe máy tại các đại lý vẫn cao hơn từ vài triệu tới vài chục triệu đồng. Vì thế, câu hỏi đặt ra là: Lời hứa của Honda Việt Nam về tăng sản lượng để giải quyết vấn đề cung thấp hơn cầu đã thực hiện hay chưa? Phải chăng Honda Việt Nam muốn duy trì nguồn cung thấp để bán “chênh giá”? 

Trên thực tế, điều này đã từng xảy ra. Trở lại thời điểm năm 2014, khi nhu cầu xe máy giảm mạnh, vắng khách, hầu hết các mẫu xe Honda được đại lý bán ra đều bằng và thấp hơn giá đề xuất. Nhưng qua Tết nguyên đán 2015, tất cả các mẫu xe tay ga lại bất ngờ chênh giá từ 3-12 triệu đồng. Thông thường, vào thời điểm sau Tết, nhu cầu mua xe của người dân giảm mạnh và các đại lý thường hạ giá để thu hút khách hàng. Nhưng thị trường khi đó lại ngược quy luật. 

Nguyên nhân là do Honda Việt Nam đã quyết định sản xuất dưới nhu cầu. Sản xuất ít hơn thực tế, để đảm bảo không bị tồn kho, đồng thời tạo cơ hội giảm sức ép bán hàng lên đại lý và tối ưu hóa lợi nhuận… Chiếm tới hơn 70% thị phần xe máy cả nước, khi Honda Việt Nam quyết định giảm sản lượng, dẫn đến không đủ xe để bán, thế là các đại lý được “giảm sức ép” ngay lập tức tận dụng cơ hội này, lại bán “chênh giá”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ cần Honda Việt Nam thực hiện ngay các giải pháp như: công bố giá bán xe chính thức, có chế tài phạt những đại lý vi phạm khi phát hiện bán “chênh giá” và tăng sản lượng, đảm bảo nguồn cung sẽ dồi dào, chắc chắn sẽ hạn chế được hiện tượng này. Các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra những giải pháp, để ngăn chặn hiện tượng bán “chênh giá” xe máy, kiểm soát nhà sản xuất có hành vi thao túng thị trường. 

Trần Thủy

Theo Vietnamnet.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 20/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV