tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bộ Công an đề xuất mới nhất về việc tạm giữ người và xe gây tai nạn giao thông

Chia sẻ: 

03/08/2024 - 16:07:00


Bộ Công an đề xuất quy định về việc tạm giữ người, phương tiện, tang vật gây tai nạn giao thông.

Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, thay thế Thông tư 63/2020 của Bộ Công an. Theo đó, Dự thảo đề xuất nhiều quy định mới khi xử lý vụ tai nạn giao thông.

Quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện và người gây tai nạn

Điều 9 của Dự thảo quy định về việc tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh.

Cụ thể, tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh như sau:

Việc tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu biên bản số 15, ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118). Trong thời hạn 24 giờ cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu quyết định số 20 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ;

tai nạn giao thông
Bộ Công an đề xuất các quy định về việc tạm giữ người và xe gây tai nạn. Ảnh: PLO

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền bằng văn bản theo mẫu số 09A/TNĐB ban hành theo Thông tư này để ra Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu quyết định số 21 ban hành theo Nghị định số 118, thời hạn kéo dài tối đa không quá 23 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ.

Nếu vụ tai giao thông có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020) mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền giải quyết vụ tai nạn giao thông tiến hành gia hạn tạm giữ. Việc gia hạn phải có Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu quyết định số 21 ban hành theo Nghị định số 118, thời hạn gia hạn không quá 30 ngày;

Khi trả tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải có Quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu quyết định số 24 ban hành theo Nghị định số 118. Đồng thời lập Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu biên bản số 17 ban hành theo Nghị định số 118;

Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.

Tạm giữ người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Việc tạm giữ người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác và phải do người có thẩm quyền quy định tại Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020) quyết định.

Khám phương tiện gây tai nạn

Điều 10 của Dự thảo cũng quy định về khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông 

Thành phần tham gia khám nghiệm thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.

Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 08/TNĐB ban hành theo Thông tư này tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương tiện giao thông thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện giao thông, mỗi phương tiện lập 01 Biên bản khám nghiệm phương tiện.

Kiểm tra toàn bộ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân (nếu có), đăng ký xe (đối chiếu với biển số, số khung, số máy), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện quy định phải có), giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (nếu có).

Khám nghiệm ô tô và các loại xe tương tự ô tô được tiến hành từ bên ngoài vào bên trong, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương, gạt nước, thiết bị lưu trữ dữ liệu hoạt động của động cơ và hệ thống an toàn của phương tiện và các trang thiết bị khác của phương tiện theo các nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật của xe cơ giới đường bộ.

Khám nghiệm xe mô tô, xe máy được tiến hành bên ngoài xe, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống phanh, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương và các trang thiết bị khác của phương tiện.

Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể: giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện. Ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen phương tiện, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định. 

Thông qua và ký Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan vụ tai nạn giao thông.

Theo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 19/09/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV