tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Bộ Y tế đề xuất COVID-19 tiếp tục là bệnh truyền nhiễm nhóm A 

Chia sẻ: 

12/08/2022 - 15:37:00


Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch, nhưng sẽ áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bộ Y tế vừa có Tờ trình Chính phủ đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. 

 

Ca mắc tăng, dịch còn phức tạp

Trong 3 ngày vừa qua, ca mắc COVID-19 mới trên cả nước tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 2.000 F0/ngày; ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong ở Tây Ninh. Đặc biệt, ngày 11/8, có 2.367 ca mắc mới, cao nhất trong 3 tháng qua.

Theo Bộ Y tế, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).

Tích lũy kế đến nay, cả nước ghi nhận 10,7 triệu ca mắc, có 9,9 triệu người khỏi bệnh (92%) và hơn 43 nghìn ca tử vong (0,4%).

Trong tháng 7/2022, ghi nhận hơn 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số ca mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 2 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,02% (trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%).

Bộ Y tế đề xuất COVID-19 tiếp tục là bệnh truyền nhiễm nhóm A -0
Ca mắc COVID-19 trong nước tiếp tục tăng.

Theo Bộ Y tế, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng.

Tại Việt Nam đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Bộ Y tế lo ngại, với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, khi biến thể phụ mới xâm nhập trong cộng đồng, những người từ chối tiêm vaccine mũi 3, 4, miễn dịch giảm, nguy cơ lây nhiễm cao, gia tăng bệnh nhân nặng và tử vong. 

Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra “dịch chồng dịch” do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Nhiều thách thức nếu chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

COVID-19 được Bộ Y tế phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm A (là bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh). 

Thời gian vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, nên đưa COVID-19 về bệnh thông thường. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang nhóm B đối với COVID-19 có những thách thức như sau:

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan, có nhiều quy định khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh truyền nhiễm nhóm B như về giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng; kiểm soát ra, vào vùng có dịch, công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm và sử dụng vaccine trong tình trạng khẩn cấp.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức; người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Trên cơ sở thực tế tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đề xuất từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Để đưa COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B phải căn cứ vào diễn biến của dịch. Khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B người bệnh COVID-19 không được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí điều trị nữa, mà người dân phải trả tiền hoặc hưởng BHYT như khám chữa bệnh thông thường. Vì vậy, khi chuyển sang nhóm B cần phải căn cứ vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương. Nếu chuyển sang nhóm B cần nghiên cứu chính sách sao cho phù hợp để người nghèo có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế.

Theo CAND
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV