tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cần điều tra, xử lý đến cùng sai phạm

Chia sẻ: 

21/02/2022 - 14:51:00


Vụ án “nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) lại một lần nữa khiến người dân cả nước vô cùng bức xúc, tiếp nối ngay sau vụ án “thổi giá'’ sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á.

Những sai phạm này có thể được ví như tội ác, bởi chúng tấn công vào đúng thời điểm người dân gặp hoạn nạn trong đại dịch và đang không biết bấu víu vào đâu. Nhiều đồng bào vì thế đã “hai lần đau” bởi hành động vô cảm của những nhóm người chỉ biết thu vén lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức và pháp luật để trục lợi cho bản thân mình.

Chú thích ảnh
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan (trái - sinh năm 1974, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và bị can Đỗ Hoàng Tùng (sinh năm 1980, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Những ngày qua, thật đau lòng khi đọc những bình luận, chia sẻ trên các trang mạng xã hội về vụ việc tại Cục Lãnh sự. Có thể thấy, cùng với Việt Á, vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự là những vết nhơ đáng hổ thẹn của không chỉ riêng cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 của nước ta, mà rộng hơn là công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng khởi xướng. Trong lúc nhiều ý kiến hả hê vì “lò lửa” của Tổng Bí thư vẫn đỏ rực, thì cũng có những cảm thán đau xót về tình trạng nhiều cán bộ, đảng viên của chúng ta vẫn gục ngã bởi những “viên đạn bọc đường”. Quả thật, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống vẫn đang len lỏi vào bộ máy công quyền. Đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ vẫn đang bị “gặm nhấm”, thậm chí y đức cũng xuống cấp. Các thế lực chống phá cũng tranh thủ cơ hội này để tiếp tục công kích, nói xấu chế độ ta. Tất cả những điều này đều ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị, bộ máy công quyền.

Dư luận đặt câu hỏi, trong bối cảnh người dân gặp hoạn nạn như vậy mà nhiều “công bộc” vẫn không từ thủ đoạn để “bóc lột”, “trục lợi trên xương máu của đồng bào” thì trong hoàn cảnh bình thường sẽ như thế nào?

Chú thích ảnh
Bị can Lê Tuấn Anh (trái - sinh năm 1982, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và bị can Lưu Tuấn Dũng (sinh năm 1987, Phó Phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Hơn 2 năm qua, dịch bệnh đã làm suy kiệt mọi mặt đời sống của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vô cùng khó khăn, biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của đồng bào đã rơi khắp dải đất hình chữ S này. Số ca bệnh, số ca tử vong, số ca nhập viện hằng ngày vẫn khắc khoải như nhắc nhở đại dịch vẫn còn phức tạp khôn lường. Đây thực sự là một thảm họa lịch sử. Những giải pháp phòng, chống dịch đều chưa từng có tiền lệ. Nhưng không đầu hàng số phận, sự sống đang hồi sinh mạnh mẽ, nhờ những chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt là nhờ vào chính sự đùm bọc lẫn nhau của nghĩa đồng bào, sự nhường cơm sẻ áo của người dân với nhau trong hoạn nạn.

Ở đó, có thể khẳng định ngoại giao cũng là một điểm sáng của Việt Nam trong đại dịch. Trong hơn 190 triệu liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam, có công sức lớn của ngoại giao vaccine, với sự tham gia tích cực và không câu nệ hình thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và rất nhiều cán bộ ngoại giao. Điều đó đã góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân và hạn chế số ca bệnh nặng, ca tử vong ở nước ta. Ngoại giao cũng là bàn đạp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng dương và thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài bất chấp dịch bệnh... Đặc biệt, có lẽ ai trong chúng ta cũng xúc động khi chứng kiến chuyến bay “giải cứu” công dân Việt Nam về nước từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) ở thời điểm cả thế giới còn đang hoảng loạn vì virus SARS-CoV-2 đầu năm 2020; hay chuyến bay lịch sử đưa trên 200 lao động Việt Nam bị mắc kẹt tại Guinea Xích đạo vể nước, trong đó có nhiều người bị mắc COVID-19…

Có thể nói, với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác bảo hộ công dân đã được Việt Nam thực hiện từ rất sớm và trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, bảo đảm sức khỏe cho bà con, đưa những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê hương. Đến nay, các cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn do dịch bệnh gây ra, phối hợp với các hãng hàng không triển khai trên 1.000 chuyến bay, đưa khoảng 240.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

Chú thích ảnh
Các công dân về từ Guinea Xích đạo (tháng 7.2020) thể hiện sự biết ơn tới Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ trong lúc khó khăn do dịch Covid-19

Nói như vậy để thấy không thể phủ nhận nỗ lực và sự cống hiến của ngành ngoại giao trong công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, "thưởng, phạt phân minh"; sai phạm thì cần bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Đến thời điểm này, một số cán bộ của Cục Lãnh sự đã bị truy tố, nhưng người dân cả nước mong mỏi vụ án cần được điều tra đến cùng, làm rõ sai phạm với tinh thần không có vùng cấm. Cần phải làm rõ liệu vụ án này có xuất hiện “liên minh lợi ích” như trong vụ án Việt Á hay không? Liệu có thế lực nào bao che, dung túng cho những cán bộ này trục lợi hay không? Trách nhiệm quản lý của lãnh đạo Bộ Ngoại giao như thế nào? Đặc biệt, liệu tình trạng nhũng nhiễu liên quan đến bảo hộ công dân có là vấn đề phổ biến không chỉ trong đại dịch COVID-19 như dư luận phản ánh?

Cho dù thế nào, vụ án tại Cục Lãnh sự cũng như vụ án Việt Á đã tiếp tục cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức cán bộ, đạo đức công vụ ở một số mắt xích của cơ quan công quyền, đồng thời cho thấy biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” ở một số cán bộ, đảng viên. Ở đó cũng thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tại không ít cơ quan công quyền, với trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu.

Thời gian qua, bất chấp dịch bệnh, công cuộc phòng, chống tham nhũng tiêu cực vẫn “không ngừng”, “không nghỉ”, không vì chống dịch mà “chùng xuống, không xử lý” - như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định. Với những vụ án như tại Cục Lãnh sự hay Công ty Việt Á, thực sự không chỉ cần việc xử lý nghiêm minh của pháp luật, mà còn cần sự rà soát về công tác kiểm tra, giám sát và quy trình thực hiện công việc để kịp thời ngăn chặn biểu hiện sai phạm từ sớm, từ xa, để cán bộ, đảng viên “không thể tham nhũng”, trục lợi.

Cũng như trong vụ án Việt Á, câu hỏi được dư luận đặt ra trong vụ án tại Cục Lãnh sự là tiền bạc bị trục lợi, liệu người dân có thể lấy lại được hay không? Thu hồi tài sản thất thoát rõ ràng cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ điều lớn nhất ở đây mà người dân mong mỏi là sự nghiêm minh của pháp luật, sự công khai, minh bạch trong trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước. Chỉ như vậy, niềm tin của nhân dân vào những chính sách đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta mới được củng cố.

Theo TTXVN/Tin Tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV