tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Chặng đường chống dịch: Từ "lúng túng" đến "thích ứng linh hoạt"

Chia sẻ: 

30/12/2021 - 08:31:00


Số ca mắc COVID-19 thời điểm bùng phát mạnh nhất trong hơn 4 tháng (từ ngày 26/5-30/9) gấp 250 lần so với gần 1 năm rưỡi trước đó, số tử vong tăng hơn 500 lần. Những con số này thể hiện năm 2021 chống, dịch căng thẳng đến tột cùng của tất cả các lực lượng.

Nhưng qua đó cũng cho thấy những thành công bước đầu trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Với bước chuyển từ phong tỏa, giãn cách kéo dài đến nới lỏng, thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để phục hồi kinh tế xã hội.

Ngày 27/4/2021, sau nhiều ngày không có ca bệnh trong cộng đồng, Yên Bái bất ngờ ghi nhận 1 người là lễ tân khách sạn bị lây nhiễm COVID-19 từ đoàn khách Ấn Độ cách ly tập trung tại đó.

Trước đó vài ngày, một đoàn khách Trung Quốc cũng cách ly tại khách sạn này và đã về nước, 2 khách trong đoàn lây nhiễm COVID-19 nhưng khi hết cách ly đã di chuyển nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc...

Đây là những ca mắc biến chủng mới Delta đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam. Biến chủng có khả năng lây lan nhiều hơn và làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân.

Ngày 26/5/2021 được coi là thời điểm bùng phát của đợt dịch này tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, bắt đầu với 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 thuộc Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Những ngày sau đó, 16 trong số 24 quận huyện xuất hiện ca nhiễm liên quan hội thánh này, gồm: TP Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, quận 1,3,4,5,10,12. Kết quả giải mã trình tự gene nCoV của 5 người bệnh thuộc cụm dịch hội thánh đều thuộc biến chủng Ấn Độ.

Ở một chuỗi lây nhiễm khác, ngày 28/5, TP.HCM phát hiện ca dương tính tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Sau đó, các tỉnh: Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Đắk Lắk, Đồng Tháp cũng ghi nhận những ca dương tính đầu tiên từ nguồn lây này.

Ngày 31/5, TP.HCM đã chính thức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16. Gò Vấp lập 10 chốt kiểm soát ra vào quận. Đây là thời điểm TP.HCM bắt đầu thực hiện đợt giãn cách xã hội đầu tiên.

Bên trong Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM. Ảnh: Thi Uyên.

Số ca mắc COVID-19 trong hơn 4 tháng (từ ngày 26/5-30/9) gấp 250 lần so với gần 1 năm rưỡi trước đó, số tử vong tăng hơn 500 lần. Riêng TP.HCM trong đợt dịch này ghi nhận gần 500.000 ca mắc COVID-19. Có những giai đoạn TP.HCM ghi nhận mỗi ngày hơn 8.000 ca mắc cho thấy sức ép lên hệ thống y tế khủng khiếp.

Trước đợt dịch này, ghi nhận ngày 25/9, Việt Nam ở vị trí 44 trong số 212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 (trước đó Việt Nam đứng thứ 177).

Đợt bùng phát dịch lần thứ tư tại Việt Nam rất khốc liệt với biến chủng Delta cực kỳ nguy hiểm đã làm đảo ngược các thành quả phòng chống dịch và làm thay đổi tất cả trong công tác phòng chống dịch ở Việt Nam.

Theo Bộ Y tế, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đợt dịch thứ 4 gây ra bởi biến chủng Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh, mạnh hơn; nồng độ virus trong dịch đường hô hấp gấp 1.000 lần so với chủng cũ. Chỉ trong 2-3 ngày đã có thêm một vòng lây nhiễm mới (các chủng cũ 5-7 ngày); khoảng 80% người nhiễm không có triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ; lây nhiễm xảy ra trước khi bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện. Tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao, cứ 1 người nhiễm lây cho 9-10 người, đã xuất hiện các trường hợp lây nhiễm kéo dài (nhiều hơn 14 ngày).

“Biến chủng Delta đã làm đảo ngược các thành quả phòng chống dịch trên thế giới”- Bộ Y tế nhận định.

Tại Việt Nam, tốc độ lây lan của biến thể Delta đã nhanh hơn tốc độ đáp ứng phòng chống dịch, các nguyên tắc “vàng” đã triển khai trong các đợt dịch trước chưa theo kịp với sức lan truyền của dịch bệnh.

Số ca nhiễm tăng rất nhanh trong thời gian ngắn, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế trong bối cảnh năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở còn nhiều hạn chế; nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nhiều người mắc nên xảy ra quá tải cục bộ, dẫn đến ca tử vong tăng trong thời gian ngắn.

Dịch diễn biến phức tạp với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh khiến nhiều địa phương trong cả nước phải thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, áp dụng các biện pháp chưa có tiền lệ trong thời gian dài, trên phạm vi rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.

Trong đợt dịch thứ tư, do chưa hiểu rõ về biến chủng Delta, chưa dự báo được tính chất nguy hiểm và lây lan nhanh, nhất là đối với khu đô thị, khu công nghiệp, nơi có mật độ dân cư cao… nên công tác phòng, chống dịch thời gian đầu còn bị động, lúng túng ở các cấp, các ngành; chưa linh hoạt điều chỉnh các biện pháp phù hợp, hiệu quả, nhất là khi dịch bùng phát tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, làn sóng thứ 4 là đợt dịch nặng nề nhất, phạm vi tác động rộng nhất, số người bị tác động cũng nhiều nhất và hậu quả lớn nhất so với các đợt dịch trước. Do đó, đòi hỏi rất lớn về sự thay đổi và đáp ứng của ngành y tế.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, do địa bàn xảy ra quá rộng, nhiều nơi cần phải hỗ trợ nên lực lượng tham gia hỗ trợ phân tán, không còn được tập trung như các đợt dịch trước. Số lượng bệnh nhân tăng quá lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của y tế địa phương nên nhiều nơi có những lúc xảy ra tình trạng rối loạn, lúng túng và phải mất khoảng thời gian lâu mới kiểm soát được tình hình.

Bộ Y tế nhận định, làn sóng thứ tư là giai đoạn khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống Covid-19. Biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm dẫn đến lượng người nhiễm và tử vong tăng vọt, đồng thời tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Trước tình hình đó, hàng trăm bệnh viện dã chiến được thiết lập, mở đến đâu đầy đến đó.

Trong tình thế cấp bách, ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập 12 Trung tâm ICU Quốc gia ở 3 miền Bắc - Trung - Nam và được đặt tại 12 bệnh viện, trang bị từ 200-3.000 giường. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chỉ định hơn 30 bệnh viện đầu tư, nâng cấp, thành lập trung tâm hồi sức tích cực vùng. Mỗi bệnh viện thiết lập tối thiểu từ 50-100 giường bệnh và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 150 đến 200, 300 giường (tùy theo điều kiện thực tế, diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo của Bộ Y tế).

Một tuần sau, đội quân tiếp viện từ Hà Nội và Huế vào TP.HCM xây dựng các ICU với tổng hơn 2.000 giường, sát cánh với Bệnh viện Hồi sức Covid-19 1.000 giường. Các đơn vị hồi sức cấp cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo bước ngoặt trong điều trị COVID-19. Tỷ lệ tử vong bệnh nhân nặng đã giảm.

Trong bối cảnh số ca mắc và tử vong liên tục tăng cao, ngày 24/7, Bộ Y tế hiệu triệu tất cả lực lượng tham gia chống dịch. Hơn 80.000 cán bộ nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch, trong đó gần 25.000 y bác sĩ khắp nơi cả nước đến chi viện TP.HCM. Đây là lần huy động lớn nhất, chưa từng có đối với ngành y tế. Lực lượng này tham gia điều trị ở các bệnh viện, tại tất cả các tầng điều trị, xét nghiệm cộng đồng, tiêm chủng vaccine, lập trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà...

Bộ Quốc phòng cũng có cuộc điều quân lớn nhất với hơn 134.000 cán bộ chiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ. Lực lượng này tham gia chống dịch ở biên giới, điều trị bệnh nhân ở các bệnh viện, triển khai 530 tổ quân y cơ động chăm sóc F0 tại nhà; tổ chức lo hậu sự, tiếp và vận chuyển tro cốt người tử vong vì Covid-19 đến từng gia đình.

Vừa qua, phát biểu tại buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định không thể kể hết những nỗ lực phi thường mà đội ngũ thầy thuốc đã thực hiện trong đợt dịch COVID-19 lần này. “Đến ngày hôm nay, những cố gắng, nỗ lực, đóng góp, hy sinh của các thầy thuốc, các y bác sỹ, các nhân viên, cán bộ y tế đã góp phần mang lại kết quả: chúng ta đã bước đầu thành công, dịch bệnh được khống chế tại tâm dịch và được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Trong diễn biến tình hình hiện nay, nhất là với TP.HCM, số người nhiễm tiếp tục gia tăng đòi hỏi có sự chăm sóc, quản lý, điều trị người nhiễm tại cộng đồng, bên cạnh đó, phải đảm bảo công tác y tế cho người dân tại địa bàn; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với TP.HCM và một số địa phương tổ chức mô hình trạm y tế lưu động với phương châm "bám dân, gần dân và phục vụ người dân".

Hàng chục nghìn trạm y tế lưu động được lập cùng lúc, để điều trị cho hơn một triệu F0 tại nhà- số lượng bệnh nhân tại gia lớn nhất trong một đợt dịch. Tính trung bình cứ mỗi cụm dân cư với khoảng 50-100 F0 được cách ly tại nhà thì có một trạm y tế lưu động.

Mỗi trạm có khoảng 10 người, gồm nhân viên y tế và tình nguyện viên. Họ mang bình oxy đến từng nhà F0, đo SpO2, test nhanh, tiếp nhận thông tin, mang thuốc cấp cứu... Các tòa nhà công cộng thành trạm y tế, taxi thành xe cứu thương, dân thường thành nhân viên vận chuyển người bệnh. Họ đi sâu vào từng con hẻm, từng nhà, đưa oxy, thuốc, chăm sóc người bệnh, vỗ về thân nhân.

Nhờ y tế lưu động, F0 được chăm sóc kịp thời, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển nặng và đưa vào bệnh viện ngay. Cùng với các ICU, trạm y tế lưu động đóng vai trò lớn trong chiến lược giảm ca nặng, ca tử vong, góp phần kiểm soát đại dịch; đồng thời đặt ra vấn đề cấp bách về chính sách nâng cao năng lực y tế cơ sở, nhất là trong giai đoạn thích ứng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang và TP.HCM nêu rõ, với quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lấy đơn vị phường, xã điều động lực lượng của quân đội để xây dựng trạm y tế lưu động, giúp F0 tại nhà tiếp cận được dịch vụ y tế, dịch vụ an sinh xã hội ngay tại nhà, giúp việc theo dõi tốt hơn, làm giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ trở nặng, như vậy tỷ lệ tử vong cũng đi xuống.

Đánh giá vaccine là vũ khí hiệu quả nhất để chống Covid-19, ngày 10/7, đã diễn ra Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc. Đây là chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước tới nay, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Chiến dịch này đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông và Giao thông Vận tải... để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trên quan điểm thống nhất “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai; quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 của Việt Nam”.

Đến ngày 28/12, số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 135.701.041 liều, trong đó có 69.847.013 mũi 1; 62.711.652 mũi 2; 1.164.941 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 693.983 liều bổ sung và 1.283.452 liều nhắc lại.

Chiến dịch này đã sử dụng nhiều loại vaccine nhất (5 trong 9 loại đã cấp phép), huy động nhiều nhân viên y tế tham gia nhất (hơn 20.000 người).

Ngày 25/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 128-NQ/CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Người đứng đầu ngành y tế yêu cầu các địa phương phải coi công tác phòng, chống dịch COVID-19 là trọng tâm để giữ được thành quả chống dịch đã có, với phương châm “nới lỏng” nhưng không “buông lỏng”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh, việc thích ứng luôn có hai mặt. Chúng ta không thể coi như không có virus, bởi virus đã hiện hữu, mầm bệnh đã có trong cộng đồng. Phó Thủ tướng đề nghị cần phải rất cảnh giác và nghiêm túc chấp hành các quy định phòng dịch. Một mặt khác của “thích ứng” là không thể đóng băng, không thể dừng lại mọi hoạt động.

“Khi có vaccine và tiêm phủ đủ một tỷ lệ dân số, chúng ta sẽ có những giải pháp mới, trên truyền thông hay dùng là “nới lỏng”. Nhưng chúng tôi gọi là những giải pháp thích ứng phù hợp với tình hình khi chúng ta  đã triển khai tiêm vaccine được quy mô lớn. Chúng ta nên hiểu “thích ứng linh hoạt” phải dựa trên một nền tảng rất căn bản là tỷ lệ bao phủ vaccine. Các nước có tỷ lệ 70% nhưng Việt Nam phải đặt ra mức cao hơn. Chúng ta phải cơ bản tiêm được cho toàn bộ người lớn với tỷ lệ 95%, lúc đó, mới đủ điều kiện để chuyển sang thích ứng an toàn theo đúng nghĩa”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 19/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV