tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh

Chia sẻ: 

18/12/2023 - 15:04:00


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chỉ đạo cần xây dựng lực lượng Đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ về chính trị; có bản lĩnh chính trị đặc biệt vững vàng, có ý chí đặc biệt cao; là lực lượng chiến đấu được tin tưởng đặc biệt,... Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 1.

Thiếu tướng Hoàng Minh Sơn, Tư lệnh Binh chủng Đặc công chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), ngày 18/12, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Binh chủng Đặc công.

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 2.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và thủ trưởng Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

Cùng tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; lãnh đạo một số cơ quan thuộc Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 3.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu đến tham quan màn trình diễn của Bộ đội Đặc công tại Thao trường 133, Trường Sĩ quan Đặc công.

Tham gia đón, làm việc với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, về phía Binh chủng Đặc công có các đồng chí: Thiếu tướng Hoàng Minh Sơn, Tư lệnh Binh chủng; Đại tá Nguyễn Quốc Duẩn, Chính ủy Binh chủng; các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng; đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Binh chủng.

Tại buổi thăm, làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn công tác đã đến tham quan màn trình diễn của các cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ thuộc Binh chủng Đặc công tại Thao trường 133 (Trường Sĩ quan Đặc công).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 4.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu thưởng thức màn trình diễn võ thuật của Bộ đội Đặc công tại Thao trường 133, Trường Sĩ quan Đặc công.

Theo TTXVN, kiểm tra công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại thao trường, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu đã lần lượt chứng kiến những phần trình diễn kỹ năng chiến đấu, hợp đồng tác chiến đặc biệt tinh nhuệ như: Kỹ thuật ngụy trang, kỹ thuật đặc công biệt động và kỹ thuật chống khủng bố…; thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến của Bộ đội Đặc công: Đánh từ trong đánh ra, đánh từ ngoài đánh vào, đánh nở hoa trong lòng địch. 

Cùng với đó là các bài bắn súng nhanh, chính xác, biểu diễn võ chiến đấu, kỹ thuật đối kháng, công phá tổng hợp dũng mãnh, cho thấy ý chí quyết tâm, kỷ luật huấn luyện, chiến đấu và quá trình rèn luyện bền bỉ, kiên cường, vượt qua những giới hạn thông thường để trở nên “Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm thắng lớn”, xứng đáng với truyền thống trung dũng kiên cường của Bộ đội Đặc công Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 5.

Bộ đội Đặc công trình diễn các kỹ thuật phục vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu tham quan.

Đánh giá cao chất lượng công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Đặc công, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng động viên cán bộ, chiến sĩ nỗ lực không ngừng, khắc phục điều kiện thời tiết giá lạnh, kiên trì luyện tập, làm chủ nhiều nội dung huấn luyện có độ khó và phức tạp cao; sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Ghi nhận, biểu dương kết quả các mặt công tác của đơn vị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ tự hào về lịch sử hơn 56 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Binh chủng Đặc công Anh hùng. 

Với tinh thần chiến đấu đặc biệt mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, sáng tạo, không quản gian khổ, hy sinh, nghệ thuật quân sự độc đáo, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Đặc công đã lập nên những chiến công hiển hách, đặc biệt xuất sắc, cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 6.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng duyệt Đội danh dự Binh chủng Đặc công.

Bước vào giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Binh chủng đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng và phát triển các lực lượng đặc công theo hướng tinh, gọn, mạnh.

Thực hiện tốt chức năng chủ nhiệm đặc công - đơn vị đầu ngành chống khủng bố toàn quân; chú trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chăm lo bồi dưỡng, quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. 

Chất lượng huấn luyện, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng đặc công ngày càng được nâng cao. Binh chủng cũng thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 7.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Quân chủng Đặc công.

Xây dựng lực lượng Đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ về chính trị, có ý chí đặc biệt cao, là lực lượng chiến đấu được tin tưởng đặc biệt

Với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ngày càng cao, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhấn mạnh đến yêu cầu luôn sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống với hiệu quả cao nhất, Chủ tịch nước chỉ đạo cần xây dựng lực lượng Đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ về chính trị; có bản lĩnh chính trị đặc biệt vững vàng, có ý chí đặc biệt cao; là lực lượng chiến đấu được tin tưởng đặc biệt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Chủ tịch nước đề nghị Bộ đội Đặc công quán triệt, nhận thức sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội; thấm nhuần sâu sắc lời huấn thị của Bác Hồ với Bộ đội Đặc công.

Cùng nhiệm vụ huấn luyện, Binh chủng cần chú trọng đẩy mạnh công tác Đảng, công tác chính trị; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 8.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi, động viên các chiến sĩ Bộ đội Đặc công.

Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh

Cùng với đó là xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu đặc biệt cao, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù.

Bộ đội Đặc công cũng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Công an và cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phòng, chống “diễn biến hòa bình”; phòng, chống khủng bố, bạo loạn lật đổ; xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 9.

Chủ tịch nước cũng lưu ý Binh chủng cần thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khoẻ bộ đội; thường xuyên chăm lo, giải quyết tốt chính sách đối với bộ đội và chính sách hậu phương Quân đội để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác.

Đi liền với đó là tăng cường xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân, gắn bó máu thịt, sâu sắc với nhân dân. Phối hợp với các cấp, ngành vận động nhân dân chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phòng, chống thiên tai trên địa bàn đóng quân.

Phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm thắng lớn”, Chủ tịch nước tin tưởng, Binh chủng Đặc công sẽ lập nhiều chiến công, thành tích to lớn hơn nữa, xây dựng Binh chủng vững mạnh toàn diện, "mẫu mực, tiêu biểu”, mãi xứng đáng là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 10.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng động viên các cán bộ, chiến sĩ đặc công tại thao trường huấn luyện.

Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng, Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Cách đánh công đồn đặc biệt - Đặc công

Ngược dòng lịch sử, trên chiến trường Nam Bộ, Pháp tăng cường xây dựng hệ thống đồn bốt xung quanh các thị xã, thành phố và trên các đường giao thông quan trọng, nhằm bao vây, chia cắt, ngăn chặn lực lượng vũ trang Việt Minh. 

Qua nhiều lần thử nghiệm thắng lợi, đặc biệt là trận đánh tiêu diệt đồn cầu Bà Kiên đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19/3/1948, đã mở ra một khả năng mới đánh địch trong vị trí cố thủ vững chắc.

Tháng 11/1949, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh với sự tham gia của các cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia đánh tháp canh và đưa ra cách đánh tháp canh mới. 

Với loại vũ khí phá tường FT, đêm 21 rạng sáng ngày 23/3/1950, trên chiến trường Biên Hòa, 50 tổ chiến đấu đồng loạt sử dụng FT đánh vào 50 tháp canh, gây hoang mang lớn cho địch. 

Từ trận đánh này, Tỉnh đội Biên Hòa và Phòng Tham mưu Quân khu 7 tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và đặt tên cho cách đánh này là công đồn đặc biệt, gọi tắt là đặc công.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 11.

Thế trận đặc công 3 thành phần

Sau khi cách đánh đặc công xuất hiện, Nam Bộ đã chú trọng nghiên cứu phát triển, không ngừng hoàn thiện cách đánh lợi hại, độc đáo này, và trở thành cách đánh không thể thiếu được của lực lượng vũ trang nhân dân. 

Xuất phát từ nhiệm vụ chiến đấu, mục tiêu của địch, lực lượng đặc công ở miền Nam đã có bước phát triển mới với quy mô ngày càng lớn. 

Một thế trận đặc công được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với 3 thành phần: đặc công đánh bộ, đặc công nước, đặc công biệt động với quy mô tổ chức phổ biến là tổ, mũi, đội, tiểu đoàn, đứng chân ở khắp các địa bàn chiến lược.

Lực lượng đặc công đánh bộ có khả năng tác chiến ở cả đồng bằng, rừng núi và đô thị, đánh vào các mục tiêu trên bộ. Đặc công nước chuyên đánh phá mục tiêu trên sông, biển, đánh phá cầu, phà... Biệt động chuyên hoạt động và đánh các mục tiêu ở đô thị và vùng ven, vùng sâu, khi cần có thể đánh các mục tiêu dưới nước, ở vùng nông thôn đồng bằng và rừng núi.

Các địa phương ở Bắc Bộ đã kết hợp cách đánh kỳ tập với cường tập đã tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, cứ điểm của Pháp, đồng thời tổ chức một số lực lượng chuyên, tinh để đánh phá tàu, thuyền của địch bằng cách đánh đặc công.

Trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội đặc công đã phát triển trên các chiến trường, có sở trường tác chiến ở vùng sau lưng địch, bước đầu có kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng trong các chiến dịch. 

Lực lượng đặc công đã đánh địch trên cả mặt trận chính diện và cả ở hậu phương địch. Một số trận đánh tiêu biểu của bộ đội đặc công như trận đánh bom Phú Thọ, kho bom Tân An, đánh sân bay Cát Bi, sân bay Gia Lâm...

Đại đội 60 - Đại đội đặc công đầu tiên ở miền Nam

Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, Đảng và quân đội đã lựa chọn và cử lực lượng đặc công ở miền Bắc vào miền Nam xây dựng lực lượng và chiến đấu. Tháng 6/1958, Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ được thành lập và lực lượng vũ trang miền Đông có 1 đại đội đặc công lấy phiên hiệu là Đại đội 60. Đây là đại đội đặc công đầu tiên ở miền Nam. Đại đội 60 cùng với các tổ, nhóm đặc công ở các địa phương bắt đầu tiến công vào hệ thống đồn bốt và cơ quan kìm kẹp của địch.

Tháng 12/1962, Quân ủy Trung ương họp để ra phương châm hoạt động của các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh: “Hình thức hoạt động chủ yếu ở vùng hậu phương địch là “Dùng đặc công đánh vào các kho tàng, đạn dược vũ khí, chất hóa học, xăng dầu, vào các sân bay, bến tàu, các nơi tập trung cơ giới, pháo binh... và đánh vào lực lượng Mỹ”.

Tháng 9/1962, các đội đặc công chuyên môn bắt đầu đi vào các chiến trường miền Nam, bổ sung cho các đơn vị chiến đấu ở các quân khu, các tỉnh. Trong 2 năm 1961-1962, 10 đại đội đặc công chuyên môn, 1 tiểu đoàn cơ động với quân số 1.122 người đã được tăng cường cho khu 5 và Nam Bộ. 

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các lực lượng đặc công cơ động và đặc công chuyên trách trên miền Bắc đã đánh dấu một bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của bộ đội đặc công.

Thực hiện chủ trương và phương châm tác chiến của Đảng, Trung ương Cục giao cho đặc công nhiệm vụ: làm nòng cốt trong việc tiêu diệt hệ thống đồn bốt nhỏ, phối hợp với các lực lượng phát triển khác tiến công các chi khu, quận lỵ, trại, lực lượng đặc biệt, diệt tề, phá “Ấp chiến lược”; đánh phá phương tiện chiến tranh, tiêu diệt sinh lực quý của Mỹ - Ngụy.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng lực lượng Đặc công đặc biệt thiện chiến, tinh, gọn, mạnh- Ảnh 12.

Đánh sâu, đánh hiểm, tiêu diệt các cơ quan đầu não của kẻ thù

Trong thời kỳ đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy, một trong những nét nổi bật nhất của tác chiến đặc công là lần đầu tiên đã tham gia tác chiến cùng với bộ đội chủ lực trong những đợt hoạt động mang tính chất chiến dịch và giành nhiều chiến công. 

Một số trận đánh tiêu biểu trong giai đoạn này là tiêu diệt căn cứ biệt kích Plây Cơ Rông, trận tập kích sân bay Plâycu và trại lính Mỹ Hôlôuây, trận đánh khách sạn Brink, trận đánh tàu chở máy bay Mỹ U.S.Cađơ. 

Những chiến công của lực lượng đặc công, biệt động trong thời kỳ chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đánh dấu bước phát triển quan trọng của nghệ thuật tác chiến trong nhiệm vụ đánh sâu, đánh hiểm, nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não và trung tâm điều hành chiến tranh của Mỹ-ngụy. 

Sự phát triển của lực lượng đặc công và nghệ thuật tác chiến đặc công đã mở ra một triển vọng mới và những kinh nghiệm phong phú trong nghệ thuật tiến công của lực lượng vũ trang ta trong các giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Những trận đánh giành thắng lợi của bộ đội đặc công đã khẳng định vị trí của cách đánh đặc công, cũng như sự cần thiết phải thành lập một binh chủng chuyên về tác chiến du kích đã được hình thành.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng đặc công, biệt động là lực lượng mũi nhọn tiến công vào các cơ quan đầu não địch, những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng của địch ở hầu hết các thành phố, thị xã, góp phần làm nên một chiến thắng Mậu Thân 1968, tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương và chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Đặc công, lực lượng đặc công trên chiến trường được bố trí ở các vùng chiến lược và các mục tiêu chiến lược ở những địa bàn trọng điểm, tạo được thế tiến công mới. 

Mỗi thứ quân, mỗi cấp, mỗi vùng đều có những mũi nhọn đánh sâu, đánh hiểm vào sau lưng địch, trong lòng địch, trong các chiến dịch và tình huống chiến tranh trên phạm vi toàn miền. 

Đây là điều kiện cơ bản để lực lượng đặc công, biệt động tác chiến có hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng đặc công đã cùng với các lực lượng vũ trang khác mưu trí dũng cảm bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống: “Đặc biệt tinh nhuệ, Anh dũng tuyệt vời, Mưu trí táo bạo, Đánh hiểm thắng lớn”.

Đặc công - cách đánh đặc biệt, lực lượng đặc biệt

Cách đánh đặc công đã xuất hiện ở Việt Nam từ gần 1.000 năm nay. Thế kỷ thứ 13 trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, quân đội nhà Trần đã phát triển cách đánh tập kích bằng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, thiện chiến trên bộ, trên sông, trên biển. 

Trần Quốc Tuấn đã chỉ đạo: “Cứ liều đánh ở trên thuyền, không bằng ngầm đâm ở dưới thuyền, cứ phá quân địch không bằng phá thuyền của địch”. Thực hiện phương hướng đó, tướng Yết Kiêu đã tổ chức, huấn luyện những đội “Trạo Nhi” gồm những dân chài khoẻ mạnh, bơi lội giỏi chuyên làm nhiệm vụ phá hoại căn cứ thuỷ quân của giặc. 

Nhiều trận, đội “Trạo Nhi” đã bí mật lọt hẳn vào căn cứ thuỷ quân dùng chất cháy đốt thuyền và lặn xuống nước đục thuyền, tiêu diệt nhiều quân Nguyên - Mông ở Chương Dương, Phả Lại, Chí Linh và có lần bắt sống được tướng giặc.

Năm 1410, Trần Nguyên Hãn vận dụng phép dùng binh “Quân cốt tinh không cốt nhiều” đã tổ chức một trận đánh nổi tiếng với gần 200 nghĩa quân, cởi trần nguỵ trang, dùng thang bí mật leo vào thành Xương Giang, Việt Trì bất ngờ tiến công liên tục tiêu diệt gọn quân Minh ở trong thành.

Cách đánh này được quân và dân ta vận dụng rộng rãi trong các thế kỷ tiếp theo. Đến năm 1948 trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên do đồng chí Trần Công An chỉ huy được thừa nhận là trận đánh đặc công đầu tiên trong thời kỳ kiện đại, song lúc đó vẫn gọi là cách “Công đồn đặc biệt”, mãi đến đầu năm 1950, cách “Công đồn đặc biệt” trên được chính thức gọi là đặc công. Thuật ngữ đặc công chính thức được sử dụng để chỉ cách đánh đặc biệt, đồng thời chỉ về một tổ chức vũ trang đặc biệt của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Từ trận đánh đặc công đầu tiên đó đến nay, lực lượng đặc công đã đánh gần 20.000 trận vào các loại mục tiêu, trong đó có nhiều mục tiêu mà đối phương cho là bất khả xâm phạm như: Toà Đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn, Tổng Nha cảnh sát, Đài phát thanh. 

Hầu hết các sân bay bến cảng; sở chỉ huy các cấp lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn; các loại kho tàng chiến lược, chiến thuật cố định và dã ngoại; các loại cầu giao thông; các trận địa hoặc căn cứ hoả lực và các loại tàu thuyền của quân đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam đều bị đặc công đánh. Cánh đánh đặc công được vận dụng trên các địa hình: rừng núi, đồng bằng, thành thị và cả trên sông, biển, hải đảo. 

Lực lượng đặc công đã lập được nhiều chiến công vang dội và cho đến nay, lực lượng đặc công đã có 71 đơn vị và 174 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có 2 đơn vị được tuyên dương 3 lần, 2 đơn vị được tuyên dương 2 lần.

Cách đánh đặc công được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát trong lời huấn thị của Người tại buổi lễ thành lập Binh chủng Đặc công 19/3/1967: “... Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao, chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm; bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều, nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều”.

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, hệ thống lý luận và tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật của Binh chủng Đặc công đã từng bước được hoàn chỉnh, trong đó khẳng định chức năng chiến đấu của đặc công là: Tiến công những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng trong hậu phương và trong chiều sâu đội hình đối phương cả trên đất liền, sông, biển, hải đảo. 

Khẳng định cách đánh đặc công là cách đánh bằng lực lượng ít nhưng chất lượng cao, trang bị gọn, nhẹ, có uy lực, luồn sâu tạo thế có lợi hơn hẳn đối phương, đánh gần, đánh hiểm, đánh nhanh, đạt hiệu suất cao, hiệu quả lớn, trong đó có nhiều trận thắng lợi đạt giá trị chiến dịch, chiến lược...

Chiến tranh nhân dân là “bà đỡ” để tổ chức lực lượng đặc công

Để đáp ứng chức năng và cách đánh trên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Đặc công cần phải nắm vững một số vấn đề cơ bản trong tổ chức xây dựng lực lượng:

Cần quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiệm vụ quân sự trong từng giai đoạn cách mạng, chức năng nhiệm vụ của lực lượng đặc công và khả năng trang bị của quân đội để tổ chức xây dựng lực lượng đặc công.

Chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. Đặc công tác chiến trong hậu phương đối phương trong chiều sâu đội hình đối phương tất yếu phải có sự che chở giúp đỡ của nhân dân và lực lượng vũ trang tại chỗ mới tồn tại và giành thắng lợi trong tác chiến. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, có những đơn vị đặc công tồn tại, tác chiến hàng năm, hàng chục năm trong hậu phương đối phương như Trung đoàn Đặc công 113 bám trụ cách Sài Gòn gần 30 km, Trung đoàn Đặc công nước Rừng Sác bám trụ chiến đấu ngay sát nách Sài Gòn và hàng trăm tổ, đội biệt động tồn tại suốt cuộc kháng chiến trong các thành phố Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ... Có thể khẳng định chiến tranh nhân dân là một yếu tố quan trọng, là “bà đỡ” để tổ chức lực lượng đặc công.

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, từng bước chúng ta đã và đang xây dựng hoàn thiện các khu vực phòng thủ tỉnh, thành, quận, huyện, các làng xã chiến đấu trên các địa bàn trong cả nước, đây là điều kiện rất tốt để đặc công phát huy khả năng tác chiến trong hậu phương và trong chiều sâu đội hình địch.

Xây dựng lực lượng đặc công 3 thứ quân

Trên cơ sở đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chúng ta có thể xây dựng lực lượng đặc công trong ba thứ quân: đặc công chủ lực, đặc công địa phương, đặc công dân quân tự vệ.

Tổ chức ba loại đặc công: đặc công đánh bộ (đặc công bộ), đặc công đánh dưới nước (đặc công nước) và đặc công biệt động; tổ chức hai thành phần: đặc công cơ động và đặc công tại chỗ.

Hiện nay, đặc công được tổ chức trong bộ đội chủ lực của Bộ, ở các quân khu và Quân chủng Hải quân với quy mô thích hợp và có đủ các loại đặc công để sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ... và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. 

Tùy tình hình cụ thể có thể mở rộng lực lượng trong cả ba thứ quân. Theo đó, phải luôn coi trọng chất lượng trong xây dựng lực lượng và cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ đặc công, làm cho họ thật sự tinh nhuệ về chính trị, cụ thể là có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, luôn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chiến đấu và có tinh thần khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần thương yêu đồng chí, đồng đội, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý thức kỷ luật đặc biệt nghiêm, làm tốt công tác dân vận, công tác tuyên truyền đặc biệt. 

Thực tiễn quá trình xây dựng lực lượng và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới cho thấy chất lượng chính trị luôn là yêu cầu hàng đầu trong xây dựng lực lượng đặc công.

Tuyển chọn những thanh niên vào bộ đội đặc công có lai lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị tốt. 

Việc thi tuyển sĩ quan đặc công ngoài tiêu chuẩn chung của Bộ quy định thì những quân nhân và thanh niên thi tuyển phải thật sự tình nguyện phục vụ lâu dài trong binh chủng. Sau khi đào tạo chung sẽ được đào tạo chuyên ngành, khi tốt nghiệp phải được điều về các đơn vị chiến đấu để rèn luyện;

Bộ đội Đặc công phải được huấn luyện cơ bản, thiết thực, vững chắc, đồng bộ, chuyên sâu. Kỹ thuật phải được huấn luyện thuần thục, điêu luyện, chiến thuật phải huấn luyện vững chắc và giỏi, nhất là chiến thuật phân đội nhỏ; biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí đặc chủng, sử dụng được vũ khí thông thường sử dụng thành thạo, bản đồ quân sự; những phương tiện trang bị của từng chuyên ngành và giỏi sinh sống dã ngoại bí mật dài ngày...

Về vũ khí, cần được trang bị phù hợp với cách đánh, với yêu cầu chung là: gọn, nhẹ, có uy lực sát thương, phá hoại lớn, có độ chính xác cao, tiện sử dụng, niên hạn sử dụng dài và dễ bảo quản.

Coi trọng việc chỉ đạo tổ chức nghiên cứu khoa học đặc công toàn diện như: tổ chức xây dựng lực lượng; nghệ thuật quân sự; công tác Đảng, công tác chính trị; công tác bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật và công tác bảo đảm hậu cần.... vì đặc công có nhiều nét đặc thù về tổ chức cũng như cách đánh mà trên thế giới không có. 

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ: “... Đặc công là một khoa học nên ta phải nghiên cứu quy luật hoạt động của địch và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và chiến đấu của ta một cách rất nghiêm túc để rút ra những kết luận về tổ chức, biên chế, kỹ thuật trang bị...”. 

Thực tiễn những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học đặc công đã góp phần quan trọng để xây dựng lực lượng đặc công chiến thắng, trưởng thành và luôn giữ được vị trí là một binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ - một binh chủng không thể thiếu trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV