Chủ tịch và CEO Asanzo đồng loạt bị khởi tố!24/06/2024 - 08:29:00 Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Phạm Văn Tam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo và Phạm Xuân Tình, đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Asanzo về tội trốn thuế.Khởi tố nguyên Chủ tịch Tập đoàn AsanzoCơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Phạm Văn Tam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo và Phạm Xuân Tình, đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Công ty Asanzo về tội trốn thuế; đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với cả Phạm Văn Tam và Phạm Xuân Tình. Asanzo có dấu hiệu trốn thuế với tổng số tiền là khoảng hơn 15,7 tỉ đồngBước đầu, Cơ quan điều tra xác định, Phạm Văn Tam đã chỉ đạo Phạm Xuân Tình ký các hợp đồng nguyên tắc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Việt Tài, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư sản xuất An Thiên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư xuất nhập khẩu Trần Thoàn. Sau đó, không xuất hóa đơn và để ngoài sổ sách kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Asanzo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo và sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, nhằm mục đích trốn số tiền thuế phải nộp là hơn 15,7 tỷ đồng. Trước đó, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định (ngày 16/10/2019) về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến Tập đoàn Asanzo cho PC03. Căn cứ vào sổ sách kế toán và chứng từ, hóa đơn do Tập đoàn Asanzo cung cấp, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm. Theo đó, các tình tiết vi phạm được diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2019, theo đó Công ty Asanzo có hành vi trốn thuế đối với thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Tập đoàn Asanzo cũng không khai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT). Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hóa đơn ghi mặt hàng điều hòa nhiệt độ nhưng nội dung thực là linh kiện điều hòa nhiệt độ) để hạch toán hàng hóa đầu vào là thành phẩm và khai thuế là hoạt động thương mại nhằm trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ quan Thuế cho rằng doanh nghiệp này có nhiều tình tiết tăng nặng như: Vi phạm hành chính nhiều lần, có hành vi trốn tránh và che giấu vi phạm hành chính, vi phạm hành chính có số lượng lớn hoặc giá trị lớn... Trong hồ sơ chuyển sang Cơ quan điều tra, Cơ quan Thuế cho thấy Tập đoàn Asanzo có hành vi sử dụng hóa đơn đầu vào có dấu hiệu ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế. Tội trốn thuế được quy định như thế nào?Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi được xem là trốn thuế như sau: - Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật; - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; - Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; - Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; - Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế. Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|