tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt 

Chia sẻ: 

06/11/2024 - 07:55:00


 
Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. 

Việt Nam vẫn thiếu i- ốt nặng nề

Năm 1994, Việt Nam điều tra dịch tễ học tình trạng thiếu iốt trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy 94% dân số nằm trong vùng thiếu iốt (tình trạng thiếu i-ốt ở Việt Nam mang tính toàn quốc, không kể miền núi, thành thị hay vùng đồng bằng, ven biển), tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi 22,4% (khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (<5%)), trung vị i-ốt niệu là 32 mcg/l (khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).

Chính vì tình hình thiếu i-ốt nghiêm trọng, ngày 8/9/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 481/TTg về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối i-ốt.

Sau 5 năm sau, ngày 10/4/1999, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối i-ốt cho người ăn thay thế Quyết định số 481/TTg.

Nghị định này quy định bắt buộc muối dùng cho người ăn, bao gồm cả muối thực phẩm phải là muối iốt. Vì vậy, sau 6 năm triển khai thi hành Nghị định này, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu i-ốt và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005: tỷ lệ bao phủ với muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%, mức trung vị i-ốt niệu ≥ 100 mcg/l và tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi < 5%.

Cho rằng Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu hụt i-ốt và người dân đã duy trì được thói quen sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, ngày 29/12/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP để chuyển sang cơ chế quản lý mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt trở thành hoạt động thường quy của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan. Từ khi đó, việc sử dụng muối iốt trong chế biến thực phẩm không còn là bắt buộc.

Chính vì vậy, theo kết quả đánh giá 9 năm thi hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thì cả nước chưa đến 50% tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh phải đạt >90%), mức trung vị i-ốt niệu là 84 mcg/l, thấp hơn khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).

Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (<5%) và cao gần gấp 3 lần so với số liệu năm 2005 của Việt Nam (là 3,6%) khi tuyên bố thanh toán tình trạng bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt.

Năm 2014-2015, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8- 10 tuổi đã tăng lên 8,3% (điều tra trên quy mô toàn quốc trên hàng nghìn trẻ). Khẳng định Việt Nam thiếu I ốt không chỉ ở miền núi mà còn thiếu ở cả các khu vực duyên hải miền trung (ven biển).

Hiện nay, theo báo cáo năm 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.

Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.

Thiếu vi chất dinh dưỡng là “nạn đói tiềm ẩn” do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt iốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Thống kê trên cơ sở dữ liệu của Mạng lưới i-ốt toàn cầu (IGN) cho thấy, với tăng cường iốt vào muối hiện đã có 126 quốc gia quy định bắt buộc tăng cường, trong đó 114 quốc gia yêu cầu sử dụng muối đã tăng cường i-ốt trong chế biến thực phẩm.

Trong khối ASEAN, có 8 quốc gia áp dụng chính sách bắt buộc tăng cường I-ốt vào muối ăn và muối dùng trong chế biến thực phẩm gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia và Phillipin; chỉ có 2 quốc gia áp dụng chính sách khuyến khích là Singapore và Brunei.

Chưa có cơ sở khoa học khẳng định người dân Việt thừa i-ốt 

WHO khuyến nghị mạnh mẽ việc tăng cường i-ốt cho tất cả muối ăn dùng trong hộ gia đình và chế biến thực phẩm. Tất cả muối ăn, sử dụng trong gia đình và chế biến thực phẩm, đều cần được tăng cường i-ốt như một chiến lược an toàn và hiệu quả để phòng ngừa và kiểm soát các rối loạn do thiếu hụt i-ốt ở các quần thể sống trong môi trường ổn định và khẩn cấp.

Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

Kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019 - 2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị I-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300 ppm là 0% (ngưỡng > 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao).

Với kết quả này, khẳng định người dân Việt Nam vẫn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.

Trước ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường I-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng của Hiệp hội, hội về thực phẩm trong thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, ngày 14/3/2017, Bộ y tế đã có Công văn số 1216/BYT-PC trả lời ý kiến của doanh nghiệp trong triển khai Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối, thực phẩm, hiệp hội về thực phẩm tại Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, thông tin từ Bộ Y tế cho hay, cơ quan này chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP khoảng cách là 8 năm.

Theo Báo Đầu tư
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV