tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Chuyên gia lưu ý về kiểm tra, đánh giá với môn học mới ở lớp 6 

Chia sẻ: 

16/08/2021 - 22:14:00


 

Ảnh minh họa/ITNẢnh minh họa/ITN

Đây là vấn đề được nhiều nhà trường và thầy cô được phân công dạy lớp 6 trong năm học tới quan tâm.

Có thể cơ cấu 2 đầu điểm

Liên quan đến băn khoăn của giáo viên: Theo công văn 2613, môn Lịch sử và Địa lý kiểm tra thường xuyên thì theo từng phân môn; còn kiểm tra định kì chung 2 phân môn. Vậy tỉ lệ câu hỏi, điểm cho từng phân môn như thế nào? Giáo viên chấm và lấy điểm ra sao (đối với trường chưa có giáo viên dạy tích hợp mà 2 giáo viên Lịch sử và Địa lý riêng?

Trả lời câu hỏi này, PGS. TS Trần Xuân Bách cho biết: Ở cấp THCS, Lịch sử và Địa lí là một môn học, giống như các môn học bình thường khác, nên các cột điểm định kì sẽ là điểm của môn chứ không phải là phân môn.

Đối với điểm thường xuyên, môn Lịch sử và Địa lí tổng số tiết là 105 tiết (như vậy lớn hơn 70 tiết/năm học theo Thông tư 26) nên một học kì có 4 điểm thường xuyên. Như vậy, có thể cơ cấu 2 đầu điểm cho phân môn Địa lí và 2 đầu điểm cho phân môn Lịch sử.

Đối với đánh giá định kì, môn học này mỗi kì có 1 bài giữa kì, một bài cuối kì, thời gian có thể từ 45-90 phút (chọn bao nhiêu phút có thể do hiệu trưởng quyết định). Với mỗi bài hiện có hai phương án như sau:

Phương án ra chung 1 đề kiểm tra. Với phương án này, tỉ lệ có thể do nhà trường xác định và tùy theo cách phân bổ số tiết cho học kì đó. Ví dụ học kì 1 - 2 tiết Lịch sử, 1 tiết Địa lý - thì tỉ lệ điểm có thể là 70% Sử, 30% Địa. Học kì 2 ngược lại.

Phương án 2, hai phân môn ra 2 đề riêng, điểm cộng lại chia đôi hoặc chia theo tỉ lệ như trên. Tuy nhiên phương án 1 được đồng ý nhiều hơn.

“Bên cạnh chương trình, thầy cô cần quan tâm cập nhật các quy định mới về đánh giá của Bộ GD&ĐT” - PGS.TS Trần Xuân Bách lưu ý.

PGS.TS Trần Xuân Bách - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng

Xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp

Với môn Khoa học tự nhiên, theo PGS.TS Trần Xuân Bách, chương trình có tổng số tiết 140 tiết/1 năm, trong đó có 10% tương ứng 14 tiết dành cho ôn tập, kiểm tra đánh giá. Ở mỗi học kỳ sẽ có 2 tiết ôn giữa kỳ, 1 tiết thi giữa kỳ, 2 tiết ôn cuối kỳ và 2 tiết thi cuối kỳ. Hoặc có thể tổ chức ôn tập sau mỗi chủ đề, miễn sao số tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá là 14 tiết/ 1 năm

Với hoạt động thực hành và trải nghiệm có sử dụng dạy học dự án và đánh giá theo dạy học dự án. Đối với học sinh lớp 6 mới tiếp cận với loại hình này nên có thể khó khăn cho học sinh và giáo viên khi đưa ra bảng tiêu chí đánh giá và các mức độ. Nhiều thầy cô mong muốn được hướng dẫn về số lượng tiêu chí khi đánh giá (giáo viên đánh giá học sinh, các nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh đánh giá cá nhân).

Liên quan đến nội dung này, PGS. TS Trần Xuân Bách cho rằng, khi đánh giá mà sử dụng phương pháp đánh giá là sản phẩm dự án, giáo viên sẽ xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm đó phù hợp với yêu cầu sản phẩm khi giao cho học sinh. Về năng lực đánh giá và xây dựng công cụ đánh giá thì giáo viên đã được tập huấn trong mô đun 3.

Tuy nhiên PGS. TS Trần Xuân Bách cũng lưu ý: Không có yêu cầu cụ thể về số lượng tiêu chí đánh giá; tùy vào sản phẩm và yêu cầu khi giáo viên giao cho học sinh mà giáo viên sẽ xây dựng công cụ và tiêu chí đánh giá phù hợp.

Do đó không có khuôn mẫu, mà giáo viên sẽ dựa vào: Yêu cầu sản phẩm khi học sinh thực hiện; Đặc điểm học sinh (khả năng, năng lực, đặc điểm tâm lý); Mục tiêu khi đánh giá để xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá cho phù hợp.

Chia sẻ về xếp lịch dạy ở một số môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, PGS.TS Trần Xuân Bách cho biết: Việc sắp xếp trong phân phối chương trình có thể linh hoạt trình bày theo từng phân môn, trình bày chung trong một bảng. Việc xếp lịch dạy được căn cứ trên kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn được hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tổ trưởng căn cứ tình hình giáo viên trong tổ, số tiết phải giảng dạt trong năm để phân cho giáo viên phù hợp, bảo đảm không quá 19 tiết/ tuần. Để có thêm kiến thức và các hiểu biết về nội dung này, mô-đun 4 sắp triển khai bồi dưỡng sẽ hỗ trợ thêm cho quý thầy cô để có cơ sở thực hiện tốt.
Theo Giáo dục & Thời đại
Ý kiến bạn đọc
Nguyễn Minh Diễn: cho em hỏi phân mon su dia là theo từng tiết riêng nhưng kiem tra định kì là chung vây mình tính theo PPCT là 1 hay 2 tiết.Cám ơn.
17/09/2021 - 0:09
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 29/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV