tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Có nên rút bảo hiểm xã hội một lần? 

Chia sẻ: 

24/07/2022 - 09:48:00


Khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với hưởng lương hưu để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe.

Mất nhiều quyền lợi

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thứ nhất về lương hưu hàng tháng: Khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già.

Trong khi, mức lương hưu được hưởng không phải là một mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà lương hưu định kỳ được điều chỉnh tăng để đảm bảo giá trị, qua đó giúp ổn định cuộc sống.

Tính từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 22 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Trong 2 năm qua, dù tình hình kinh tế của nước ta có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1/1/2022.

Có nên rút bảo hiểm xã hội một lần?
Việc lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần được khuyến nghị cần cân nhắc kỹ

Thứ hai, về quyền lợi bảo hiểm y tế: Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí từ khi hưởng lương hưu đến khi chết với quyền lợi hưởng cao (mức hưởng bảo hiểm y tế của người nghỉ hưu là 95%, trong khi mức hưởng bảo hiểm y tế của người mua bảo hiểm y tế hộ gia đình là 80%).

Thứ ba, về chế độ tử tuất: Trong thời gian hưởng lương hưu, không may người hưởng lương hưu chết thì thân nhân sẽ được hưởng đầy đủ chế độ tử tuất, bao gồm: Trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người hưởng lương hưu chết. Trợ cấp tuất hàng tháng. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Riêng đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết thì thân nhân cũng được hưởng chế độ tử tuất (hằng tháng hoặc một lần).

Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 12 tháng thì thân nhân còn được hưởng tiền trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Cân nhắc trước khi quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần

Hai năm đại dịch Covid-19, do đời sống khó khăn do dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người lao động đã đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống; đồng thời, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để có luôn một khoản “tiền tươi”...

Tuy nhiên, thời gian qua đã có rất nhiều người lao động tiếc nuối khi đã nhận bảo hiểm xã hội một lần, nay mong muốn được nộp lại số tiền đã nhận và đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu và có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí chăm sóc sức khỏe.

Là công nhân của Cty TeaKwang Vina, Khu công nghiệp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi dịch Covid-19 ập đến, chị Lê Thị Hóa sinh năm 1991, (xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã xin nghỉ việc sau 10 năm làm việc, sau đó về quê ở Quảng Bình sinh sống. Do không có việc làm, tháng 6/2021, để chuẩn bị sinh con, giải quyết khó khăn trước mắt, chị nhận bảo hiểm xã hội một lần được khoảng 100 triệu đồng.

Chia sẻ với đoàn báo chí trong chuyến thực tế tìm hiểu về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại Quảng Bình mới đây, chị Lê Thị Hóa bày tỏ, khi rút bảo hiểm xã hội một lần chị cứ nghĩ đơn giản là có một khoản để lo cho cuộc sống, nhưng khi nhìn cha mẹ mình không có lương hưu, không có bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh, chị cảm thấy hối tiếc muốn đóng lại toàn bộ khoản tiền đã rút nhưng không được chấp nhận bởi không đúng quy định của pháp luật.

Giải pháp trước mắt, qua tư vấn của nhân viên bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch, chị Hóa đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chị Hoá cũng còn kịp đến khi khoảng 60 tuổi thì có lương hưu. Nhưng đến khi đó, số năm tham gia bảo hiểm y tế của chị ít, nên tiền lương hưu thấp. “Tôi mong muốn Nhà nước có chính sách cho người đã nhận bảo hiểm xã hội một lần được trả lại tiền đã nhận cộng thêm với lãi suất nhất định để được tính lại thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đây” - chị Hóa cho hay.

Có nên rút bảo hiểm xã hội một lần?
Chị Lê Thị Hóa (trái) chia sẻ mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội trở lại với cán bộ bảo hiểm xã hội

Ông Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, chưa có quy định nào cho phép người đã nhận bảo hiểm xã hội một lần được trả lại số tiền đã nhận và tính lại thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau này. Tới đây, dự kiến một số nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội sẽ xem xét, nghiên cứu để có thể có quy định như trên nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động cũng như thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Trước những bấp cập khi rút bảo hiểm xã hội lần, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thường xuyên đưa ra huyến nghị tới người lao động, đó là trước khi rút bảo hiểm xã hội một lần người lao động nên cân nhắc kỹ. Đồng thời tìm hiểu rõ những lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bằng 25% mức tiền lương hằng tháng của người lao động, trong đó, người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%. Ví dụ, nếu tiền lương của người lao động là 5 triệu/tháng thì quỹ bảo hiểm xã hội thu 1.250.000 đồng. Trong đó, người lao động đóng 400.000 đồng (32% tổng quỹ), người sử dụng lao động đóng 850.000 đồng (68% tổng quỹ).

Với người lao động tự do, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động được lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện của mình, mức thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng). Như vậy, với tỷ lệ đóng hằng tháng 22%, thì số tiền đóng mỗi tháng tương đương với 138.600 đồng (nhà nước đã hỗ trợ 10%), nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu khi đến tuổi có thể đạt đến 75% bình quân mức đóng.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, một công dân tham gia bảo hiểm xã hội đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu thì khi về già quyền lợi được hưởng rất lớn. Hiện người lao động đang dễ dàng được tiếp cận và thụ hưởng lương hưu khi Nhà nước sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm; đồng thời xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng nhằm tạo điều kiện tối ưu cho người lao động dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi của chế độ hưu trí lâu dài.
Hoa Quỳnh
Theo Báo Công thương
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 05/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV