tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Còn không ít lao động tự do phản ánh chưa nhận được hỗ trợ

Chia sẻ: 

20/10/2021 - 17:41:00


Theo Uỷ ban Xã hội, vẫn còn không ít lao động tự do, những người không đăng ký tạm trú bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tại phiên họp Quốc hội sáng 20/10, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Qua thẩm tra, Ủy ban thấy rằng, Chính phủ đã tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thông qua việc kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về một số nội dung khác luật hoặc luật chưa quy định hoặc vượt thẩm quyền. Ngoài ra, Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100 văn bản để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch, với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết và trước hết.

Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, các văn bản hướng dẫn, trả lời của các Bộ, ngành trung ương để giải quyết các vấn đề, vướng mắc, phát sinh ở địa phương đôi khi còn chậm, có văn bản còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn do được ban hành gấp, việc đánh giá tác động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương.

“Có tình trạng hiểu văn bản hướng dẫn không thống nhất, người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh vẫn còn xảy ra”, bà Nguyễn Thuý Anh nêu.

Theo cơ quan thẩm tra, vẫn có tình trạng văn bản hướng dẫn tại một vài địa phương phải đính chính, thu hồi, sửa đổi, bổ sung nhiều lần, như: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục ban hành các văn bản thay đổi, thu hồi các công văn, quyết định liên quan đến việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm test kháng nguyên COVID-19 chỉ trong vòng một ngày. Trong khi đó, Hà Nội liên tục thay đổi cơ chế cấp giấy đi đường.

Bên cạnh đó, còn xảy ra một số trường hợp làm phát sinh thủ tục hành chính mới, chưa phù hợp với quy định pháp luật, như: Chỉ thị số 20 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 6445 của Công an thành phố Hà Nội về việc chuẩn bị các điều kiện cần, phối hợp với Công an thành phố trong triển khai phần mềm “Cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện”.

Về công tác y tế, cơ quan thẩm tra cho biết, trong thời gian qua, ngành y tế đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh nặng. Cán bộ, nhân viên y tế không quản ngại khó khăn, vất vả, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng chống dịch COVID-19.

Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế, phối với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo có đủ nguồn vắc xin tiêm cho nhân dân trong điều kiện nguồn cung cấp vắc xin rất khan hiếm. “Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lần này được đánh giá là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta”, bà Nguyễn Thuý Anh bày tỏ.

Tuy nhiên, việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Ngoài ra, một số địa phương chưa tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc xin cho người dân; xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm COVID-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân.

Còn không ít lao động tự do phản ánh chưa nhận được hỗ trợ ảnh 1

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh. Ảnh Như Ý

Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, theo Uỷ ban thẩm tra,Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm đã được thực hiện kịp thời thông qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Qua đợt dịch lần thứ 4, nhiều trường hợp tử vong do dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi do dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng nhận thấy, những tác động của đại dịch về sức khỏe, thể chất và tinh thần, tâm lý xã hội rất lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế.

Theo báo cáo của địa phương, có 2.093 trẻ em mồ côi do dịch bệnh COVID-19 (riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1.500 trẻ em mồ côi), việc này có thể gây ra những tác động lâu dài như khó khăn về vật chất, khủng hoảng về tinh thần, gián đoạn về học tập, nguy cơ cao về bị bạo lực, xâm hại... ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, đảm bảo an sinh của trẻ em.

 

Trong việc thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, còn một số khó khăn, do người lao động đang thực hiện giãn cách xã hội nên không thể thực hiện các thủ tục xác nhận dẫn đến chưa giải quyết hỗ trợ kịp thời.

Một số địa phương phản ánh điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ chưa phù hợp với thực tế. Đáng lưu ý, dư luận còn bức xúc trước việc nhiều người có cuộc sống khá giả được nhận hỗ trợ, trong khi người lao động không theo hợp đồng khó hoặc không được tiếp cận chính sách này.

“Vẫn còn không ít lao động tự do, những người không đăng ký tạm trú bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn”, bà Nguyễn Thuý Anh nêu.

Về giáo dục - đào tạo, Chính phủ đã linh hoạt triển khai các hình thức học tập trực tuyến, học qua truyền hình, các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, khai giảng năm học mới phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như việc triển khai hình thức học trực tuyến còn một số khó khăn, bất cập cả từ phía nhà trường, giáo viên, học sinh và gia đình; chất lượng khó đảm bảo, đồng thời gây ra một số hệ lụy không tốt cho trẻ em.

Cơ quan thẩm tra kiến nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược này; nghiên cứu, tăng cường dự báo xu hướng COVID-19; chỉ đạo bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch COVID-19.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, phân bổ vắc xin hợp lý; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành hướng dẫn tiêm vắc xin cho trẻ em ở các độ tuổi để đảm bảo đưa trẻ trở lại trường học sớm trên cơ sở nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với thực tiễn.

Với giáo dục, cần chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện các phương án học trực tiếp, trực tuyến tại địa phương có dịch và lên các phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học kịp thời - an toàn.

Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV