tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Covid-19 ngày 16/3: 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý dùng

Chia sẻ: 

16/03/2022 - 15:46:00


Covid-19 ngày 16/3: Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý dùng: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm. 
 

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế đưa ra 3 loại thuốc mà F0 điều trị tại nhà không tự ý dùng khi chưa có chỉ định, kê đơn gồm: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ thuốc điều trị tại nhà gồm có:

Covid-19 ngày 16/3: 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý dùng 1

Cập nhật liên tục tin tức Covid-19 trong ngày (ảnh minh họa)

- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin..., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.

- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).

Cả nước có 4.269 bệnh nhân nặng đang điều trị

Ở đợt dịch thứ 4, đến nay cả nước ghi nhận 6.545.284 ca nhiễm, hiện có 4.269 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca mắc Covid-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP. Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.383.142 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.358 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 455 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 5 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

TP.HCM: Xử lý nghiêm những trường hợp tăng giá bán test nhanh

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, quận huyện yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Y tế có nhiệm vụ giao cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá xét nghiệm; đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm COVID-19 tại địa phương.

Danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành, giấy phép nhập khẩu được công khai trên Cổng thông tin điện tử TP và các cơ quan truyền thông.

UBND TP.HCM giao cho Thanh tra Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công an TP, Cục Quản lý thị trường và các quận huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của Bộ Y tế.

Những cơ quan này đồng thời kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế, nhất là test nhanh để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

UBND TP cũng giao Sở Công thương xem xét tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất kit xét nghiệm nhanh COVID-19.

Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị.

Nếu thiếu vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 1601/VPCP-KGVX ngày 15-3 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về "Kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 năm 2022".

Cụ thể, xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt "Kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 năm 2022", Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19-1-2022 và các văn bản có liên quan.

Bộ Y tế theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại nhiều phiên họp, sự kiện để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Nếu thiếu vắc xin để xảy ra hậu quả, bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo Báo Giao thông
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị ngày báo chí cách mạng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 17/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV