Tính từ 16h ngày 27-3 đến 16h ngày 28-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 83.376 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 83.373 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.453 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 55.010 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.326 ca), Bắc Giang (4.186), Nghệ An (3.883), Yên Bái (3.795), Phú Thọ (3.493), Lào Cai (3.377), Đắk Lắk (3.205), Quảng Ninh (2.522), Thái Nguyên (2.487), Hà Giang (2.433), Thái Bình (2.245), Vĩnh Phúc (2.140),
Quảng Bình (2.098), Lạng Sơn (1.981), Tuyên Quang (1.963), Sơn La (1.867), Hưng Yên (1.740), Cà Mau (1.697), Bắc Kạn (1.678), Cao Bằng (1.599), Hòa Bình (1.501), Bình Định (1.367), Hải Dương (1.365), Hà Nam (1.342), Bắc Ninh (1.097), Quảng Trị (1.078), Lâm Đồng (1.049), Lai Châu (1.020), Tây Ninh (969),
Bình Dương (959), Ninh Bình (916), Điện Biên (907), Vĩnh Long (891), Hà Tĩnh (874), Đà Nẵng (795), Phú Yên (778), TP.HCM (745 ca), Bình Phước (743), Đắk Nông (695), Thừa Thiên Huế (673), Thanh Hóa (602), Nam Định (600), Bà Rịa - Vũng Tàu (540), Quảng Ngãi (537), Bến Tre (476),
Trà Vinh (474), Kon Tum (402), Hải Phòng (380), Bình Thuận (369), Khánh Hòa (361), Quảng Nam (298), Bạc Liêu (172), Kiên Giang (136), An Giang (134), Long An (95), Đồng Tháp (95), Sóc Trăng (69), Đồng Nai (67), Cần Thơ (53), Ninh Thuận (17), Hậu Giang (13), Tiền Giang (4).
Ngày 28-3, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 180.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-1.140), Hà Nội (-926), Đắk Lắk (-704).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+874), Hòa Bình (+304), Hưng Yên (+247).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 109.424 ca/ngày.
1/10 người Việt đã mắc COVID-19
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.274.849 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 93.891 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.267.135 ca, trong đó có 5.471.891 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.449.594 ca), TP.HCM (591.943), Nghệ An (390.924), Bình Dương (373.508), Hải Dương (337.425). Tính chung từ đầu vụ dịch, đã có 10% dân số Việt Nam mắc COVID-19 được ghi nhận.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 122.730 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 5.474.708 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.401 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 2.696 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 318 ca; Thở máy không xâm lấn: 95 ca; Thở máy xâm lấn: 287 ca; ECMO: 5 ca.
Từ 17h30 ngày 27-3 đến 17h30 ngày 28-3 ghi nhận 52 ca tử vong tại: Đắk Lắk (4), Khánh Hòa (4), Quảng Ninh (4), Bến Tre (3), Bình Dương (3), Đồng Nai (3 ca trong 2 ngày), Hà Tĩnh (3), Bắc Giang (2), Bắc Kạn (2), Bình Định (2), Bình Thuận (2),
Kiên Giang (2), Quảng Nam (2), Thái Nguyên (2), Trà Vinh (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Hòa Bình (1), Nam Định (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), TP.HCM (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 58 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.358 ca, chiếm tỉ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Bộ Y tế hướng dẫn tiêm liều nhắc lại
Bộ Y tế có công văn 1535 ngày 28-3 gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19, theo đó người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng; chỉ đạo các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.