tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới

Chia sẻ: 

04/11/2021 - 08:35:00


Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt Nam, làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động.

Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 vừa công bố, được thực hiện khi Việt Nam đang ứng phó với làn sóng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư trên cả nước. Vì thế, báo cáo đã dành một dung lượng tương đối lớn để phản ánh những tác động của đại dịch đối với phụ nữ và khoảng cách về giới ở Việt Nam.

Trường học đóng cửa, nhiều phụ nữ phải bỏ việc ở nhà trông con

Báo cáo cho thấy đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt Nam, làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động.

 

Cụ thể, báo cáo cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%. Trước đại dịch, không có sự khác biệt trong tỷ lệ thất nghiệp của nam giới và nữ giới, nhưng khoảng cách chênh lệch này đã xuất hiện kể từ quý III/2020.

Theo bà Nguyễn Hồng Hà, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, phụ nữ đã phải đảm nhận công việc chăm sóc trong gia đình nhiều gấp đôi so với nam giới, mà đây là rào cản hàng đầu ngăn cản phụ nữ tham gia, duy trì và thăng tiến trong lực lượng lao động. Đại dịch đã làm gia tăng sự phân chia công việc không công bằng này.

“Nhiều bà mẹ có con nhỏ không còn lựa chọn nào khác là phải hy sinh sự nghiệp hay rời khỏi thị trường lao động để chăm con khi trường học đóng cửa do dịch Covid-19. Phụ nữ Việt Nam đang phải mang “gánh nặng kép” giữa công việc được trả lương và công việc chăm sóc không được trả lương”, bà Hà nhận định.

Khuôn mẫu giới cột chặt phụ nữ vào vai trò nội trợ trong gia đình

Lý giải nhận định này, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho biết, là một người nghiên cứu trong suốt hơn 30 năm qua, bà luôn đi tìm xem yếu tố nào quyết định vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam, từ học vấn, thu nhập, việc khu vực sống ở nông thôn - thành thị… thế nhưng những yếu tố này không lý giải được việc bất bình đẳng giới tồn tại một cách dai dẳng, lâu dài bất chấp những tiến bộ liên quan đến giáo dục, việc làm, thu nhập, đời sống, mức sống giữa nông thôn và đô thị được kéo gần nhau…

“Sau bao nhiêu năm nghiên cứu, chúng tôi mới xác định được chính là chuẩn mực giới, khuôn mẫu giới cột chặt phụ nữ vào vai trò chăm sóc, nội trợ trong gia đình, cũng như gắn chặt người đàn ông vào vai trò trụ cột, tạo ra áp lực cho cả phụ nữ và nam giới, đồng thời hạn chế tiềm năng của họ, hạn chế năng lực sáng tạo để thực sự có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng cũng như toàn xã hội”, TS Khuất Thu Hồng chia sẻ.

“Có thể nói, chính những khuôn mẫu giới, chuẩn mực giới thiên lệch là nguyên nhân cốt lõi kìm hãm và bị khuôn vào những giới hạn, không phát huy được khả năng sáng tạo vô cùng, vô tận của mình. Nhưng điều đáng mừng là chúng ta đang dần nhận ra điều đó”, bà Hồng bày tỏ.

Bình đẳng giới cần xem xét ở khía cạnh kinh tế và quản trị quốc gia

Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia cho rằng, vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19, đây chính là cơ hội để xây dựng một tương lai công bằng hơn cách đưa bình đẳng giới làm cốt lõi của các nỗ lực phục hồi và thực hiện các chiến lược đáp ứng giới.

Theo bà Phạm Thu Hiền, chuyên gia cao cấp độc lập về giới, vấn đề bình đẳng giới cần được mở rộng khía cạnh xem xét ở kinh tế và quản trị quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế mở, thay vì chỉ xem xét ở mức độ nhỏ hẹp là khía cạnh xã hội, đạo đức, nhân đạo như trước đây.

“Theo báo cáo của Mackenzie Global, nếu thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới, năm 2025 có thể tăng tới 12.000 tỷ USD GDP toàn cầu, tương đương với 11% GDP toàn cầu. Đây là con số rất lớn. Một báo cáo của MSI Việt Nam cũng cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị (HĐQT) trên 30%, tỷ lệ sinh lời trên tài sản đạt 3,8% trong khi doanh nghiệp có tỷ lệ nữ trong HĐQT dưới 30% hoặc không có nữ, tỷ lệ sinh lời là 2,4%. Tỷ lệ nữ quản lý có thể xem như thách thức trong thách thức của bình đẳng giới”, bà Hiền nêu ý kiến.

Theo bà Hiền, Việt Nam đã đạt được thành tựu bước đầu trong việc nhận ra thách thức nhân lực quản lý là nữ giới, khi năm 2021 Việt Nam được xếp hạng thứ 58/190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc phụ nữ tham gia chính trị. Đặc biệt là kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ 30% nữ đại biểu Quốc hội.

“Số liệu này đã cải thiện đáng kể xếp hạng của Việt Nam trên thế giới về việc nữ giới tham gia chính trị. Chỉ sau cuộc bầu cử, xếp hạng của Việt Nam đã lên hơn 20 bậc so với năm 2020. Đây là bước nhảy vọt, dấu ấn đáng ghi nhận. Bởi với tỷ lệ 30% được xem như một ngưỡng ngạch hạn định có khả năng gây ảnh hưởng đến một quyết sách. Thế nhưng nếu nhìn rộng ra ở bộ máy chính phủ, các cấp, ngành, cơ quan quan trọng, lĩnh vực quyết sách của đất nước, tỷ lệ nữ giới đang ở mức rất thấp”, bà Hiền phân tích.

“Trong 18 bộ trưởng và 4 cơ quan ngang bộ, Việt Nam chỉ có 2 nữ, tương đương với 9% nữ bộ trưởng trong khi mức toàn cầu là 22%. Đấy là khoảng cách rất lớn. Tương tự vậy, nước ta có 105 thứ trưởng và chỉ có 9 thứ trưởng là nữ (xấp xỉ 8%); Trung ương là 10%. Bức tranh tổng thể cho thấy có nhiều yếu tố đáng hy vọng nhưng cũng có không ít vấn đề cần trăn trở và phải cải thiện”, bà Hiền nhấn mạnh.

Bà Trần Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đánh giá, báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 là báo cáo tổng quát đầu tiên tại Việt Nam về bình đẳng giới mang tính tổng quan nhất, đồ sộ nhất các thông tin, dữ liệu về bình đẳng giới từ trước tới giờ. Báo cáo cũng áp dụng lăng kính bao trùm về bình đăng giới bao gồm các thảo luận về bản dạng giới và xu hướng tính dục, đồng thời nhấn mạnh dữ liệu liên quan đến các vấn đề mang tính liên tầng như dân tộc, tình trạng khuyết tật, độ tuổi, bình đẳng về kết quả và cơ hội...

“Chúng tôi kỳ vọng đây là những bước đầu tiên để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian tới. Là những người làm công tác quản lý nhà nước, chúng tôi rất cần những tài liệu như thế này để giúp giải trình trách nhiệm trong việc thực thi các chính sách pháp luật đã được ban hành. Chính sách chỉ có thể chứng minh được hiệu quả hay chưa bởi các con số từ những báo cáo như thế này”, bà Loan cho hay.

“Đây là những con số khoa học, cơ sở dữ liệu để chúng tôi căn cứ vào trình Chính phủ, nhất là trong bối cảnh Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng đề án sửa đổi Luật Bình đẳng giới, dự kiến trình Quốc hội năm 2024. Từ đó, góp phần giúp Việt Nam giám sát các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc”, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới khẳng định./.

Theo VOV.Vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV