tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đại học chạy đua mở ngành: Liệu có 'ăn xổi, ở thì'?

Chia sẻ: 

25/11/2021 - 19:06:00


Những năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu người học, các trường đại học không ngừng mở các ngành đào tạo mới, trong đó có những ngành không phải là thế mạnh của trường đại học đó.

Cuộc “chạy đua” mở các ngành đào tạo mới là xu hướng đã được dự báo trước nhưng chất lượng đào tạo đại học sẽ ra sao trong khi một số ngành truyền thống đang đứng trước nguy cơ không có người học luôn là dấu hỏi lớn.

Chuyển mình để tồn tại?

Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ đầu năm 2020 đến ngày 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó, có 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở và 149 ngành do Bộ GDĐT mở. Nhiều ngành mới được đánh giá, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực mới như: khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, nghệ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo, digital marketing… và thu hút số lượng lớn sinh viên nhập học.

Xu hướng mở ngành đào tạo mới thấy rõ trong mùa tuyển sinh năm nay, trong đó có trường tuyển trên 10 ngành và chuyên ngành mới. Có thể nhắc đến như Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Năm 2021, trường công bố tuyển sinh 29 ngành và chuyên ngành cho cơ sở chính tại TP Hồ Chí Minh. Trong số này, có 11 ngành và chuyên ngành mới lần đầu được tuyển sinh trong năm nay.

Phòng thí nghiệm của sinh viên ngành Môi trường & Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Văn Lang. Ảnh: website nhà trường.
Phòng thí nghiệm của sinh viên ngành Môi trường & Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Văn Lang. Ảnh: website nhà trường.

Trong số 11 ngành và chuyên ngành mới này, có 10 ngành được nâng cấp từ chuyên ngành thành ngành và chỉ 1 ngành hoàn toàn mở mới là Kiến trúc và thiết kế đô thị thông minh. Trước đó, năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã mở thêm 5 ngành và chuyên ngành mới. Trong khi, năm 2019, trường này có tất cả 17 ngành và chuyên ngành.

Đáng chú ý, có nhiều trường mở ngành mới không phải là thế mạnh của trường đại học đó, đặc biệt là xu hướng mở ngành đào tạo khối sức khỏe. Theo thông tin tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Văn Lang, trường tiếp tục đầu tư khối ngành sức khỏe, mở thêm hai ngành mới ở khối sức khỏe là Y Đa khoa, Y học cổ truyền, bên cạnh những ngành hiện đã có trước đó như Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.

Hay Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh mở thêm 2 ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học và Điều dưỡng. Trường Đại học Hoa Sen cũng tuyển mới 11 ngành, trong đó có 4 ngành khối sức khỏe, nâng tổng số ngành đào tạo của trường năm 2021 lên 39 ngành. So với thời điểm năm 2011, trường này đã tăng thêm 25 ngành đào tạo bậc đại học. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh 68 ngành học, trong đó mở mới 16 ngành, riêng nhóm ngành sức khỏe có 8 ngành.

Việc các trường đại học ồ ạt mở ngành mới trong năm học này thực ra đã được dự báo trước. Bởi theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019, các trường đại học được tự chủ trong việc mở ngành đào tạo nếu đảm bảo điều kiện theo quy định. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực khi đất nước ngày càng hội nhập và hướng đến cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời giúp các trường dễ thu hút học sinh để tuyển sinh tốt hơn.

Băn khoăn chất lượng đào tạo

Việc đầu tư mở ngành mới cũng chứng tỏ rằng, các trường đã bắt đầu chuyển hướng từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần và nếu đảm bảo điều kiện chất lượng thì đó là tín hiệu tốt. Tuy nhiên thực tế hiện nay “trăm hoa đua nở”, không phải ngành mới nào mở ra cũng đảm bảo chất lượng.

Đã có thời điểm, nhiều trường đại học ồ ạt mở các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, văn phòng… dẫn tới sự bão hòa, thậm chí nhiều trường không chuyên đào tạo kinh tế cũng mở ngành học này dẫn tới tình trạng không ít trường phải đóng cửa ngành vì không tuyển sinh được. Hay như hiện nay, nhiều trường đào tạo đa ngành đã và đang có xu hướng mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe. Trong khi, điểm tuyển sinh đầu vào của các trường này chênh lệch so với các trường đào tạo chuyên ngành là rất lớn, thậm chí chênh lệch trên 10 điểm.

Một giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải.
Một giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải.

Trong khi các trường “chạy đua” mở các ngành “hot” dù không phải ngành lợi thế thì nghịch lý tồn tại trong nhiều năm trở lại đây là nhiều ngành nghề đào tạo truyền thống của các trường mà xã hội đang rất cần nguồn nhân lực nhưng lại đang rơi vào tình cảnh đìu hiu, không có người học.

Ví dụ như Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). TS Nguyên Kim Cương, Phó trưởng Khoa cho biết, dù điểm đầu vào không cao, 18 điểm nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt ở mức 58/100 chỉ tiêu. Hay các ngành khoa học truyền thống của Trường Đại học Thủy Lợi, trong 5 trở lại đây rất khó khăn trong công tác tuyển sinh…

Trước băn khoăn của phóng viên về chất lượng đào tạo khi nhiều cơ sở giáo dục đại học mở mã ngành mới không phải là thế mạnh của mình, PGS. TS Nguyễn Thanh Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải nêu quan điểm rằng, hện nay, các trường được mở ngành đào tạo mới khi đủ điều kiện tự chủ. Trước khi mở mã ngành mới, yêu cầu đặt ra là các ngành mới phải đáp ứng nhu cầu xã hội, năng lực đào tạo của nhà trường.

Vì vậy, theo PGS. TS Nguyễn Thanh Chương, nếu chỉ căn cứ vào tên ngành, tên trường thì không thể đánh giá khách quan về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, khi mở mã ngành mới, các trường phải đề cao trách nhiệm giải trình, trách nhiệm với chương trình đào tạo để xây dựng những chương trình đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu của xã hội. Làm được điều này, sinh viên ra trường mới bảo đảm có việc làm.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn ở Quốc hội vừa qua, vấn đề mở mã ngành đào tạo không phải thế mạnh như sức khỏe tại các trường đại học cũng được các đại biểu nhắc tới. Về vấn đề này, người đứng đầu ngành GDĐT nhìn nhận: “Trong tự chủ đại học, việc mở các mã ngành là quyền của các đơn vị. Tuy nhiên, riêng có 2 nhóm về sức khỏe và sư phạm, Bộ GDĐT vẫn thẩm định và ra quyết định. Các yêu cầu của việc mở chương trình đào tạo của nhóm ngành sức khỏe cũng đã có những tiêu chuẩn, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chúng tôi cũng đang tuân thủ việc này”.

Dù quy định hiện hành không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ tiêu chuẩn nhưng việc nhiều trường lâu nay chỉ đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ mà mở thêm mã ngành kinh tế; nhiều trường chuyên đào tạo kinh tế lại lấn sân sang khối ngành sức khỏe đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng đào tạo và sứ mệnh đào tạo ngành nghề đặc thù, truyền thống của các trường đại học liệu có bị bỏ bê?

Rõ ràng, việc các trường mở thêm nhiều ngành đào tạo mới không phải là vấn đề đáng lo ngại. Quan trọng là khâu quản lý, kiểm soát chất lượng đào tạo như thế nào trong khi hiện nay được biết có trường không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên.

Thông tư 22/ 2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học có nêu rõ các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học.

Trong đó về điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo như sau:

Các ngành nói chung, không phải là các ngành đặc thù phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ, hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo.

Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Với ngành Y đa khoa, mỗi môn học phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu, trong đó có ít nhất 9 tiến sĩ; ngành Y học cổ truyền, mỗi môn học phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu, trong đó có ít nhất 6 tiến sĩ; ngành Răng - Hàm - Mặt, ngành Y học dự phòng, mỗi môn học phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu và trong đó có ít nhất 7 tiến sĩ; ngành Dược học, mỗi môn học phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu và trong đó có ít nhất 5 tiến sĩ.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV