tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm 

Chia sẻ: 

16/08/2024 - 10:23:00


Chiếm gần 62% trong “rổ thực phẩm” của người tiêu dùng Việt Nam, bởi vậy việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn luôn là vấn đề được ngành nông nghiệp chú trọng, nhất là thời điểm cuối năm đang đến gần.

anhtren(2).jpg
Các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn nỗ lực duy trì tổng đàn. Ảnh: C.K.

Tổng đàn lợn có sự tăng trưởng rõ nét

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến tháng 7/2024 đạt hơn 25,5 triệu con, tăng khoảng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chăn nuôi lợn hiện tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (chiếm khoảng 22,9%).

Cùng với tăng trưởng về tổng đàn, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng có sự gia tăng. Năm 2023, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của cả nước đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 6,7% so với năm 2022. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt lợn đạt gần 2,54 triệu tấn (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023).

Bên cạnh năng lực sản xuất có quy mô ngày một phát triển, Việt Nam tiếp tục duy trì nhập khẩu thịt lợn nhằm đa dạng hóa nguồn cung. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy từ đầu năm 2024 đến nay, khối lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 128.700 tấn (trị giá hơn 203 USD).

Dù vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên, chăn nuôi lợn cũng đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là trong nỗ lực phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn rất cao, đe dọa an toàn của ngành chăn nuôi lợn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến khá phức tạp, chủ yếu là dịch tả lợn châu Phi. Hiện, cả nước vẫn còn 306 ổ dịch thuộc 100 huyện của 29 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy là hơn 34.400 con. “Số lượng lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi chủ yếu xuất hiện trên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, hoặc trên đàn lợn chưa tiêm vaccine phòng bệnh…” - đại diện Bộ NNPTNT cho biết.

Thịt lợn là sản phẩm tiêu thụ chính, chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa, thực phẩm của người tiêu dùng cả nước. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn vẫn là vấn đề được ngành nông nghiệp quan tâm, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi vẫn đang là mối nguy rình rập trên đàn lợn, Bộ NNPTNT đã trình Chính phủ ban hành nghị định cơ chế phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.

Đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong những năm qua, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững. Đặc biệt là trong việc kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn hoạt động buôn lậu, nhập khẩu trái phép thịt lợn, các sản phẩm thịt lợn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, dịp cuối năm, cận Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm nói chung sẽ rất lớn, nếu không chủ động từ sớm, từ xa thì nguồn cung thịt lợn sẽ bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y và các địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NNPTNT.

Để đạt được sự ổn định, thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các hộ chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và chăm sóc đàn lợn đã được triển khai rộng rãi. Điều này không chỉ giúp kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả hơn mà còn nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn.

Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung là đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và kiểm soát tốt dịch bệnh. Xây dựng ngành hàng thịt lợn theo chuỗi liên kết, hài hòa lợi ích giữa các thành phần tham gia. Đồng thời, khuyến khích phát triển chăn nuôi các giống lợn đặc sản, bản địa gắn với du lịch sinh thái, tích hợp đa giá trị.

“Người chăn nuôi cần phải chủ động hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh, nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi. Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh từ đầu vào sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ đàn lợn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn” – lãnh đạo Bộ NNPTNT nhấn mạnh.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), một số địa phương phát triển chăn nuôi lợn tốt trong những năm gần đây như: Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hoá, Bình Định, Gia Lai… Riêng tại Hà Nội, tốc độ tăng trưởng đàn lợn liên tục được duy trì, hiện đạt tổng đàn hơn 1,48 triệu con. Năm 2023, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của cả nước đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 6,7% so với năm 2022. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt lợn đạt gần 2,54 triệu tấn (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Kỷ niệm cách mạng tháng tám Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 17/08/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV