tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đang điều tra chống bán phá giá, vì sao thép Trung Quốc vẫn ồ ạt về Việt Nam?

Chia sẻ: 

24/10/2024 - 08:30:00


Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, chậm nhất tháng 11/2024 sẽ có kết quả điều tra sơ bộ. Nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố gây thiệt hại đến ngành sản xuất thép cán nóng trong nước, Bộ Công thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.

Nhập khẩu thép HRC vẫn tăng nóng

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) về Việt Nam trong tháng 9/2024 đạt 1,2 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 8 và bằng 220% sản lượng sản xuất trong nước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn HRC tăng 26% so với cùng kỳ 2023 và bằng 171% sản xuất trong nước.

Trong tổng lượng nhập khẩu này lượng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 72%

Đang điều tra chống bán phá giá, vì sao thép Trung Quốc vẫn ồ ạt về Việt Nam?- Ảnh 1.
 

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn HRC, bằng 171% sản xuất trong nước. Ảnh: Hồng Hạnh.

Như vậy hàng HRC giá rẻ vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam, kể cả sau khi Bộ Công thương ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm HRC nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối tháng 7/2024.

Trước thực trạng này, tại họp báo thường kỳ Quý III, chiều 23/10, ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - PVTM (Bộ Công thương) cho biết, ngành sản xuất thép cán nóng trong nước hiện nay bao gồm hai doanh nghiệp có công suất khoảng 7,6 triệu tấn/năm.

Sản phẩm thép cán nóng sản xuất trong nước bên cạnh đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, một phần còn dành cho xuất khẩu sang một số thị trường khác, với tỷ lệ 50-50%.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam khoảng 13 triệu tấn/năm. Như vậy, nhập khẩu thép cán nóng vẫn là nguồn bổ sung cho nhu cầu của thị trường trong nước.

Về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, đại diện Bộ Công thương cho hay, theo quy trình, dựa trên những thông tin và dữ liệu do các bên liên quan cung cấp, Cục Phòng vệ thương mại đã tiến hành đánh giá, xác định hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ra nước ngoài, cũng như tác động của hàng hóa nhập khẩu đến ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả những diễn biến về sự gia tăng lượng thép cán nóng nhập khẩu trong thời gian gần đây.

Chậm nhất tháng 11/2024 sẽ có kết quả điều tra sơ bộ

Hiện Cục Phòng vệ thương mại đã gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, đề nghị trả lời. Đến nay, thời hạn dành cho các bên trả lời bản câu hỏi đã kết thúc, Cục PVTM cho biết, đang tiếp nhận và tổng hợp lại các thông tin, dữ liệu do các bên liên quan cung cấp.

"Theo thống kê sơ bộ, riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đã gửi hơn 20 bản trả lời câu hỏi về cục, chưa kể các bản trả lời câu hỏi của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây là khối lượng công việc rất lớn và dữ liệu tương đối khổng lồ được tiếp nhận", ông Trung thông tin.

Ông Trung cũng cho biết, trên cơ sở thông tin và dữ liệu ban đầu thu thập được, sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra xác định liệu ngành sản xuất thép trong nước có chịu thiệt hại hay không, mức độ thiệt hại đến từ đâu.

Trong trường hợp có đủ bằng chứng để sơ bộ xác định sản phẩm trong nước chịu thiệt hại đáng kể, do hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, cơ quan điều tra phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ Công thương xem xét việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất trong nước.

Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, giá bán mặt hàng này suy giảm là những dấu hiệu cho thấy cần thiết phải tiến hành quy trình điều tra phòng vệ thương mại, nếu có tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước.

Ông lưu ý, cân nhắc đến lượng cung - cầu do lượng thép sản xuất trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, nhưng lượng thép nhập khẩu ồ ạt sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền sản xuất trong nước, đặc biệt là ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì cần thiết phải có công cụ bảo vệ.

Biện pháp được Bộ Công thương đang tiến hành là điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, đây cũng là một phần trong các điều khoản khác để điều tiết và đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.

"Chậm nhất theo quy trình và thời hạn quy định, sang tháng 11 sẽ phải có kết quả điều tra sơ bộ. Trong trường hợp kết quả cho thấy có hội tụ đầy đủ các yếu tố gây thiệt hại đến ngành sản xuất thép cán nóng trong nước, Bộ Công thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, thông qua chính sách thuế nhập khẩu tạm thời", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Theo Báo Giao Thông
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C