tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đánh thuế đồ uống có đường, bước đi cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ: 

26/06/2023 - 20:49:00


Theo Bộ Y tế, có bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm, gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong.

 

Đây cũng một trong những nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì ở cả trẻ em và người lớn. Bởi vậy, việc đánh thuế đồ uống có đường là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người dùng, qua đó giảm thiểu tác hại của đồ uống có đường.

Công tác trong lĩnh vực y tế, chị Phạm Thùy Linh, ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội nắm khá rõ những tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe trẻ em, nên rất khắt khe khi lựa chọn đồ uống cho con. Tuy vậy, đôi lúc chị Linh vẫn phải tặc lưỡi, bởi không thể cấm hẳn con dùng đồ uống có đường.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì ở cả người lớn và trẻ em… (Ảnh minh họa)
"Gia đình tôi rất hạn chế mua các đồ uống này cho các cháu vì cũng biết tác hại của nước ngọt có thể gây thừa cân béo phì hoặc hỏng răng. Nhưng cũng không thể hạn chế được tuyệt đối, đôi khi các cháu vẫn đòi uống", chị Phạm Thùy Linh nói.

Chị Hoàng Thúy Thảo, ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng tán thành với đề xuất thu thuế với đồ uống có đường, dù việc thu thuế có thể làm tăng giá thành sản phẩm: "Bây giờ con uống hàng tháng thì cũng không thể nào cắt giảm được, vẫn phải mua hàng ngày nên nếu nhà nước tăng thuế, giá thành sản phẩm cao hơn thì có thể lại phải thắt chặt mua bán những sản phẩm khác".

Phân tích của nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì ở cả người lớn và trẻ em…

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, trong 20 năm qua, mức tiêu thụ đồ uống có đường trên đầu người tại Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ 6 triệu lít (năm 2002) lên 55 triệu lít (năm 2021).

Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc mới nhất (2017-2020) do Bộ Y tế công bố năm 2021 cũng cho thấy, tỷ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nam giới và phụ nữ trung niên uống từ hơn 1 ly nước ngọt/ngày có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn từ 25% đến 32% và có khả năng mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gần 45%.

GS. Lê Vũ Anh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng cho rằng, việc đánh thuế đồ uống có đường là rất cần thiết để hạn chế tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe cộng đồng. Theo GS. Lê Vũ Anh, việc gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, béo phì ở Việt Nam, dẫn đến giảm tuổi thọ của quốc gia: "Tiểu đường là quốc nạn bây giờ, nhiều người mắc. Trước đây, người ta nói tiểu đường là bệnh của người có tiền, nhưng bây giờ tiểu đường bị cả ở những người lao động, cả người nghèo. Do đó, đồ uống có đường và thuốc lá nên đánh thuế cao, để mọi người đừng uống nước ngọt có ga, nước có hàm lượng đường cao...".

Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ uống có đường, mà sản phẩm này chỉ chịu thuế giá trị gia tăng 10%
Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách, Bộ Y tế, ngoài béo phì, tiểu đường tuýp 2, tim mạch, bệnh gout, sức khỏe xương ở trẻ em… sử dụng nhiều đồ uống có đường còn có thể gây hại lâu dài, đặc biệt là ở trẻ em: "Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề sử dụng đồ uống có đường trong nhóm thiếu niên, nhóm vị thành niên, gia tăng. Khoảng 5-10-15 năm nữa chúng ta sẽ có một thế hệ thanh niên trong tình trạng thừa cân béo phì với gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường… và sẽ dẫn đến tình trạng gánh nặng bệnh tật và kèm theo đó là chi phí cho hệ thống y tế sẽ phải gánh chịu rất nặng nề".

Ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban Chấp hành Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng cho biết, trước đây cũng từng có đề án đưa nước giải khát có đường vào danh mục thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng chưa được ủng hộ. Tuy nhiên, đã đến lúc cần điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại mặt hàng này, bởi những loại nước uống có đường đang gây nguy hại cho người dùng.

"Cần điều chỉnh thuế nước ngọt có đường với một mức tỷ lệ, tuy nhiên mức tỷ lệ này chúng ta cần cân nhắc để vừa đạt mục tiêu điều tiết vĩ mô, hạn chế người dùng đối với sản phẩm này nhưng đồng thời cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này họ có điều kiện về quy trình sản xuất, để thích ứng với những quy định của chúng ta", ông Nguyễn Văn Được đề xuất.

Chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh cũng tán thành với đề xuất này, bởi đồ uống có đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất trong những năm qua. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng nguy cơ cao của béo phì và tim mạch. Mặc khác, đồ uống có đường hiện không có thuế, bởi vậy, việc đánh thuế đồ uống có đường là rất cần thiết.

"Đồ uống có đường đang trở nên là một trong những vấn đề nghiêm trọng do tình trạng béo phì và các bệnh có liên quan đến tim mạch, vì thế các tổ chức quốc tế đều khuyến cáo chúng ta nên đánh thuế đồ uống có đường, với mức khoảng 20%. Đấy là khuyến cáo của họ, còn theo chúng tôi đề xuất thì khoảng 10%/giá trị đồ uống", ông Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

Trước những tác động của đồ uống có đường đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là gánh nặng bệnh tật và chi phí xã hội do sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm đòi hỏi cần có sự can thiệp một cách nhanh chóng.

Giải pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được đa số các nước phát triển áp dụng thời gian qua cho thấy đây là giải pháp hữu hiệu nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ đó, giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai.

Hiện Việt Nam chưa đánh thuế đồ uống có đường. Bởi vậy, đề xuất đánh thuế đồ uống có đường tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Đáng chú ý, sau khi tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương đóng góp ý kiến cho đề xuất xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, có 100 văn bản tham gia ý kiến cho dự thảo Luật của 16 bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội, doanh nghiệp, có 35 đơn vị hoàn toàn nhất trí, 65 đơn vị cơ bản nhất trí và có một số ý kiến cụ thể về kết cấu dự thảo. Đặc biệt, có 74 ý kiến nhất trí bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và 26 ý kiến khác.

Điều đó cho thấy, việc bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được dư luận đặc biệt quan tâm, coi là một trong những biện pháp giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, qua đó góp phần giảm các bệnh về béo phì, tim mạch…

Bởi vậy, trong dự thảo mới nhất về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nước dinh dưỡng và một số sản phẩm khác, trừ sữa...

Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc bổ sung thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là thực hiện theo chủ trương Nhà nước đã nêu tại các Nghị quyết số 07 năm 2016 và Nghị quyết số 20 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 85 quốc gia áp dụng thuế đối với đồ uống có đường và việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đã mang lại hiệu quả rõ rệt, từ việc giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường đến giảm các chỉ số thừa cân, béo phì, đồng thời những sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước sinh tố, nước rau củ quả được sử dụng nhiều hơn.

Chẳng hạn, ở Mexico, năm 2012, tỷ lệ béo phì lên tới 32,8%. Do vậy, từ năm 2012, Chính phủ Mexico quyết áp thuế đối với nước uống có đường và đồ ăn vặt các loại. Kết quả, trong vòng 10 năm, dự tính thuế sẽ giúp giảm hơn 200 nghìn trường hợp béo phì và giảm 61 nghìn trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2.

Chính phủ Mexico tính toán, với 1 USD chi cho việc thu thuế đồ uống có đường sẽ tiết kiệm được 3,98 USD chi cho chăm sóc sức khỏe.

Tương tự, tại Anh, thuế nước ngọt được ban hành và có hiệu lực từ tháng 4.2018. Sau 1 năm thực hiện thu thuế, lượng đường tiêu thụ từ đồ uống có đường giảm 10%. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt dường như không ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, nhưng đã giúp giảm 8% số trẻ gái độ tuổi 10-11 bị béo phì/năm, tương đương hơn 5.200 trường hợp.

Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ uống có đường, mà sản phẩm này chỉ chịu thuế giá trị gia tăng 10%.

Trong khi chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc đánh thuế đối với thuốc lá, rượu bia… do đó, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường sẽ thuận lợi hơn. Nếu áp dụng mức thuế suất cụ thể theo lượng đường của đồ uống , khả năng thực hiện khá cao.

Đặc biệt, thực tế các nước đánh thuế đồ uống có đường cho thấy, doanh nghiệp không giảm thu, lợi nhuận không bị giảm, nhưng người dân và xã hội được lợi kép: giảm chi phí cho đồ uống có đường, giảm chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe do ít bị đe dọa bởi các bệnh không lây nhiễm có nguồn gốc từ đồ uống có đường.

Bởi vậy, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để định hướng tiêu dùng, giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, giảm nguy cơ sức khỏe cho các thế hệ tương lai.
Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV