tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,
Hội thảo Văn hóa 2022

Đầu tư cho văn hóa cần đạt ngưỡng và tập trung

Chia sẻ: 

13/12/2022 - 09:51:00


Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững đất nước, tăng dần mức chi ngân sách cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, đầu tư cho văn hóa đang thấp so với yêu cầu thực tiễn và còn phân tán, hiệu quả chưa cao.
 

Tăng dần theo từng giai đoạn

Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư nguồn lực để phát triển văn hóa. Trong các Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh tăng cường đầu tư cho phát triển văn hóa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã dành nguồn lực nhất định từ ngân sách để tập trung đầu tư phát triển văn hóa, phát triển con người cả từ Trung ương đến địa phương với mức đầu tư được xác định khoảng 1,6 - 1,7% so với tổng đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, và tăng dần theo từng giai đoạn. 

Đầu tư cho văn hóa cần đạt ngưỡng và tập trung -0
Đầu tư cho văn hóa còn thấp so với nhu cầu thực tiễn. Ảnh: baotintuc.vn

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến giai đoạn 2021 - 2025, tổng số vốn đầu tư phát triển văn hóa từ ngân sách nhà nước đã có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28.7.2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách nhà nước, trong đó đã quyết định số vốn ngân sách trung ương đầu tư phát triển văn hóa là 9.466 tỷ đồng (đầu tư tại các bộ, cơ quan trung ương là 4.445 tỷ đồng; đầu tư tại địa phương 5.021 tỷ đồng), gấp 2,26 lần so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (tổng số là 4.170 tỷ đồng; trong đó đầu tư tại các cơ quan trung ương 1.985 tỷ đồng và đầu tư tại địa phương 2.185 tỷ đồng).

Nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Chính phủ có Tờ trình số 274/TTr-CP ngày 13.8.2022 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 2.728 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương, bao gồm: bổ sung 1.428 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung 1.300 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan trung ương để đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Số vốn này được giao về các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để triển khai thực hiện từ năm 2023. 

Bên cạnh đó, còn có nguồn vốn bố trí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các hoạt động phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc...

Đánh giá của Bộ Tài chính cho thấy, kinh phí bố trí cho các nội dung, nhiệm vụ phát triển văn hóa được giao chung trong các lĩnh vực chi sự nghiệp văn hóa - thông tin và theo phân cấp ngân sách hiện hành; bố trí lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình và đề án, dự án có liên quan bảo đảm phát huy nguồn lực về tài chính để phát triển văn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện các Nghị quyết, chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước... 

Quy định cụ thể mức đầu tư tối thiểu cho văn hóa

Nhìn một cách tổng quát, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tăng cường đầu tư cho nguồn lực để phát triển văn hóa đã được nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn khoảng cách.

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư đánh giá: "Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao"; và yêu cầu "Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa. Trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội". 
Nhà nước quy định hàng năm chi cho hoạt động văn hóa chiếm 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tổng hợp báo cáo của 55/63 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chỉ đạt 1,72% tổng chi ngân sách nhà nước cấp về các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Báo cáo số 16/BC-BVHTTDL ngày 22.1.2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020). Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nguồn ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài) cho lĩnh vực văn hóa - thông tin chỉ chiếm 0,95% tổng kế hoạch vốn đầu tư công của cả nước. Phát biểu tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, đầu tư cho văn hóa còn rất thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. 

“Có một thực tế là, chi tiêu ngân sách cho văn hóa thường gặp tính giới hạn và phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo, muốn tạo đột phá phải bắt đầu từ thay đổi nhận thức” - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn nhận định.

Đổi mới nhận thức bắt đầu từ quan niệm đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư cho phát triển, không chỉ tạo lập nền tảng tinh thần, đạo đức, tư tưởng cho phát triển bền vững, mà còn góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Từ đó, nâng chi tiêu cho văn hóa lên 2% tổng chi ngân sách, phù hợp với đà tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế. Đầu tư công cho văn hóa phải đạt ngưỡng, mang tính tập trung, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, đào tạo nhân lực văn hóa, xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc sắc mang thương hiệu quốc gia. 

Nhấn mạnh việc sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho văn hóa, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, các chuyên gia kiến nghị cần quy định cụ thể mức đầu tư tối thiểu cho văn hóa từ ngân sách nhà nước (ví dụ, 1,8 - 2%) bằng các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thể chế hóa Nghị quyết trên bằng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong phân bổ ngân sách nhà nước cho từng giai đoạn để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện. Đặc biệt, khẩn trương xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể hóa Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12.11.2021.

Theo Đại biểu Nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 10/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV