tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Dạy và học tích hợp: Lo lắng từ các nhà trường

Chia sẻ: 

09/10/2022 - 14:13:00


Trước những băn khoăn về việc dạy và học tích hợp, xuất phát từ thực tế, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp nhưng các trường vẫn đang gặp vô vàn khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên dạy bộ môn tích hợp.

 

 
Dạy và học tích hợp: Nỗi sợ từ các nhà trường?! - Ảnh 1.

Giáo viên THCS đang phải vượt qua rất nhiều khó khăn để thực hiện dạy học các môn tích hợp.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa 2 môn học tích hợp vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở (THCS) trong năm học 2021-2022 đối với lớp 6, từ năm học 2022-2023 triển khai đối với lớp 7. Từ những năm học tới sẽ thực hiện "cuốn chiếu" tiếp với lớp 8 và lớp 9.

Cụ thể, ba môn vật lý, hóa học và sinh học được tích hợp vào cùng một môn, gọi đó là môn khoa học tự nhiên, còn môn lịch sử và địa lý được tích hợp thành môn lịch sử-địa lý.

Khó trăm bề khi dạy môn tích hợp

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, Phó Hiệu trưởng một trường THCS ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cho biết: Thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT, trường đang gặpnhiều khó khăn trong việc sắp xếp giáo viên dạy các môn tích hợp.

Cụ thể, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, một giáo viên lớp 8 phải dạy cả 3 phân môn trong một môn tích hợp khoa học tự nhiên (bao gồm cả vật lý, hóa học và sinh học). Nhưng thực tế tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, rất hiếm trường THCS có giáo viên dạy được cả 3 phân môn trong môn tích hợp khoa học tự nhiên này. 

Hiện nay, để dạy môn khoa học tự nhiên lớp 8, vẫn phải cần tối thiểu là 2 giáo viên, gồm 1 giáo viên dạy môn vật lý, 1 giáo viên dạy môn hóa học cùng môn sinh học. Tương tự, ở môn khoa học tự nhiên lớp 6 cũng vậy, cần 2 giáo viên dạy một môn tích hợp, gồm 1 giáo viên dạy vật lý, 1 giáo viên dạy môn sinh học (do lớp 6 chưa có môn hóa học).

Môn tích hợp địa lý và lịch sử khối THCS cũng vậy, đều phải yêu cầu 2 giáo viên dạy 1 môn tích hợp này.

Lý giải nguyên nhân tại sao một giáo viên lớp 8 không thể dạy cùng lúc 3 phân môn trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đưa ra, vị Phó Hiệu trưởng này giải thích là do kiến thức, năng lực chuyên môn của giáo viên không đáp ứng được.

Kiến thức trong sách giáo khoa môn tích hợp nằm ngoài chuyên ngành mà họ đã từng được đào tạo. "Không biết đến bao giờ, chúng tôi mới có giáo viên dạy được toàn diện 2-3 phân môn khi mà đợi lớp sinh viên mới ra trường về giảng dạy trong khi biên chế thì hạn hẹp, không có biên chế", vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ.

Chị Nguyễn Thu H, giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên lớp 8 tại một trường THCS tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội cho biết chuyên ngành của chị được đào tạo trong trường sư phạm là hóa học; theo chương trình mới, chị kiêm dạy thêm môn sinh học, tuy nhiên với môn vật lý thì chị rất khó khăn do không được đào tạo giảng dạy môn này. 

Sau khi được tham dự tập huấn về môn khoa học tự nhiên, đến nay, chị vẫn không tự tin với kiến thức của mình về môn vật lý, không có kiến thức chuyên sâu để giảng giải cũng như nâng cao những bài tập khó ở môn này cho học sinh.

Ở những xã, huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, ở những trường dân tộc, có ít lớp, ít học sinh, ít giáo viên thì việc này thực sự là bài toán khó. Ông Khổng Văn Vinh, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết, tùy theo điều kiện của mỗi trường, các trường vẫn để một bộ môn có 2-3 giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, nếu để áp dụng đồng bộ ở các trường huyện miền núi, vùng sâu vùng xa… thì cần phải có giải pháp để giáo viên ở đây không gặp khó khăn, học sinh không vất vả với chương trình mới.

Ngoài ra, khi sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy cho giáo viên dạy môn tích hợp, cho học sinh học không bị lộn xộn, thực hiện các bài kiểm tra… cũng phải cố gắng điều chỉnh sao cho thật hợp lý.

Theo khảo sát của Báo Điện tử Chính phủ, đối với môn khoa học tự nhiên, chương trình lại được phân bổ nối tiếp theo các phân môn, mỗi phân môn có số tiết nhất định. Việc này dẫn tới tình trạng có thời điểm, giáo viên bị quá tải vì số tiết dạy quá nhiều.

Một ví dụ cụ thể như phần đầu trong chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 6, giáo viên dạy phân môn sinh học có rất ít tiết vì đa phần thời lượng dành cho phân môn vật lý, nhưng đến những tuần sau, số lượng tiết tăng lên nên giáo viên bị quá tải. Có giai đoạn giáo viên chỉ có 8-10 tiết nhưng có giai đoạn đến 30 tiết. Điều này kéo theo hoạt động quản lý của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Phải thay đổi thời khóa biểu liên tục, từ 4-6 tuần phải thay đổi thời khóa biểu một lần.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh có con học cấp THCS có chung thắc mắc là việc học môn tích hợp này sẽ kéo dài từ lớp 6 đến hết lớp 9, nhưng khi bước vào khối THPT thì môn học này lại tách ra môn đơn (vật lý riêng, hóa học riêng, sinh học riêng); vậy làm thế nào để giáo viên cũng như học sinh chủ động được trong cách giảng dạy và tiếp thu kiến thức?

Giải pháp về mặt con người được đặc biệt quan tâm

Trước những băn khoăn về việc dạy và học tích hợp, xuất phát từ thực tế, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp, trong đó giải pháp về mặt con người được đặc biệt quan tâm nhất.

Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 quyết định về chương trình bồi dưỡng giáo viên môn khoa học tự nhiên và bồi dưỡng giáo viên dạy môn lịch sử và địa lý ở cấp THCS. Tuy nhiên, theo một số giáo viên dạy môn lịch sử, chỉ bồi dưỡng trong 3 tháng để một giáo viên lịch sử dạy địa lý hoặc ngược lại khó mà mang lại hiệu quả ngay được. Đó chỉ là giải pháp tình thế để các cơ sở giáo dục bố trí trong kế hoạch chuyên môn.

Với 3 giáo viên cùng đứng lớp dạy môn tích hợp ở cấp THCS, trong quá trình thiết kế, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các trường sắp xếp để 3 giáo viên thuộc 3 phân môn khác nhau dạy học theo logic của nội dung. Đơn vị sắp xếp đúng, việc triển khai thuận lợi. Đơn vị sắp xếp cả 3 giáo viên cùng dạy sẽ lúng túng.

Hiện Bộ GD&ĐT đang duy trì 9 module tập huấn giáo viên dạy tích hợp. Trong quá trình triển khai, Bộ cũng tập huấn cho hơn 9.000 giáo viên cốt cán và sẽ tăng cường hơn trong thời gian sắp tới. Các sở GD&ĐT cũng đã tiến hành triển khai bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên giảng dạy tích hợp ở các môn, như giáo viên môn địa lý được bồi dưỡng 20 tín chỉ môn lịch sử và ngược lại.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) Vũ Minh Đức cho biết, giáo viên dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, giáo viên đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những module này cho những người mới bắt đầu, sau khi học xong các module này, ở các năm tiếp theo, giáo viên sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới.

Về lâu dài, các trường đào tạo sư phạm sẽ có những cân nhắc, tính toán trong việc đào tạo giáo viên ở bậc trung học để có thể giảng dạy tích hợp.

Năm 2019 mới có mã ngành sư phạm lịch sử-địa lý, khoa học tự nhiên. Theo lộ trình thì kết thúc năm học 2022-2023 mới có khoảng 60 sinh viên đầu tiên ra trường. Con số này quá nhỏ so với số lượng hàng nghìn trường THCS trên cả nước.

Nếu thực hiện thành công việc dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh phát huy rất tốt kỹ năng, giải quyết vấn đề thực tiễn một cách nhanh chóng; việc dạy học tích hợp cũng góp phần lược bỏ kiến thức trùng lặp ở nhiều môn, giảm tải chương trình học gây áp lực nặng nề cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu dạy và học chương trình mới như mục tiêu của ngành giáo dục đề ra thì vẫn còn rất nhiều khó khăn mà đội ngũ giáo viên và các nhà trường phải vượt qua.

Theo Chinhphu.Vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV