Đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Hãy đặt mình vào vị trí người lao động20/06/2021 - 14:47:00 Theo nhiều bạn đọc, đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần là vô lý và quá bất công với người lao động.Mới đây, trong nội dung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội, và đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội. Xung quanh đề xuất này, Báo Người lao động tiếp tục nhận được nhiều ý của độc giả góp ý về vấn đề này. Bạn đọc Tuấn Anh phân tích: "Thật là vô lý, phải chăng đang có vấn đề khi ép người lao động như vậy. Bản thân tôi đang đóng một tháng hết 590.000 đồgng x12 tháng = 7.080.000 đồng/1 năm, chưa tính doanh nghiệp phải đóng nữa. Theo đề xuất này nếu rút một lần trước tuổi hưu chỉ được tính 1 tháng lương căn bản /1 năm, như vậy mặc nhiên 2/3 số tiền doanh nghiệp đóng cho người lao động đi về đâu? Vậy thì đóng bảo hiểm xã hội để làm gì trong khi không có lợi ích gì cho người đóng. Chi bằng hủy bỏ cho người lao động đỡ phải trừ lương hàng tháng,doanh nghiệp đỡ gánh nặng lấy chi phí đó để cộng thêm vào lương cho người lao động. Cơ quan soạn thảo luật hãy đứng ở góc độ người lao động để nhìn nhận. Cùng góc nhìn, một bạn đọc tên Thu chia sẻ "Nản luôn với đời công nhân, không thấy gì ngoài cực khổ và thiệt thòi, làm mãi vẫn không có dư..lo việc. Lo dịch bệnh.. nhớ thương con cũng chả được về.. giờ lại thêm cái quyền lợi bảo hiểm xã hội nhỏ bé cũng không trọn vẹn". Bạn đọc Phạm Hảo, bày tỏ: Giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì đúng là ép người lao động quá đáng. Tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là tiền mồ hôi, công sức của người lao động động. Làm như vậy là quá bất công với người lao động. Cơ quan bảo hiểm đâu có đóng cho người lao động đồng nào đâu mà đòi cắt giảm tiền của người lao động động. Tiền bảo hiểm xã hội là của người lao động và doanh nghiệp đóng. Quy ra thì số tiền đóng bảo hiểm đó chính là công sức của người lao động. Hãy để cho người lao động được hưởng mức chế độ bảo hiểm 1 lần như hiện tại bây giờ (như bây giờ là vẫn còn thiệt thòi rồi). Tương tự, bạn đọc tên Hân bức xúc: "Thật là vô lý hết sức, khi đóng thì bắt buộc người lao động đóng bảo hiểm,khi rút thì không được phép, nếu rút thì bị giảm 50%, vậy tại sao lại ép buộc người lao động phải đóng, mà hãy cho người lao động lựa chọn giữa đóng và không đóng, còn luật đã bắt buộc phải đóng, thì bắt buộc phải cho người lao động được lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần hay để hưu chứ. Tiền này là tiền của người lao động, và người sử dụng lao động đóng vào, chứ đâu phải tiền nhà nước cho người lao động đâu mà cắt giảm, vô lý". Bạn đọc tên Nhí hài hước: "Rút được 50% vậy 50% còn lại ai hưởng vậy ta????" Một bạn đọc tên Duy cho rằng người lao động chấp nhận rút là đã thiệt thòi về tương lai rồi, đằng này áp đặt để họ không có lựa chọn trong khi đó người lao động là có quyền chứ không phải là nghĩa vụ. "Luật xây dựng là phải tốt hơn cho người lao động" – bạn đọc này viết. Bạn đọc tên Duy Nam thì cho rằng bảo hiểm xã hội là nơi người lao động tin tưởng chứ không phải đơn vị tài chính. Thử hỏi tại sao người lao động lại đổ xô đi rút 1 lần, nguyên nhân ở đâu. Chờ đến lương hưu liệu có đáng so với họ gửi tiết kiệm chưa kể tuổi thọ ngày càng giảm xuống?". Ở một góc nhìn nhân văn, bạn đọc Nguyễn Hải góp ý nên xem xét rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội và giảm tuổi hưu thì người lao động còn có thể cố gắng theo được. Tương tự, bạn đọc Nguyễn Văn Hùng cũng đề xuất 2 phương án: 1. Người đóng bảo hiểm đầy đủ được rút tiền bất cứ lúc nào không những thế tiền đóng vào phải tính theo lãi suất kép như gửi ngân hàng. 2. Nếu ai chờ lương hưu thì được tính lãi suất kép cao nhất trong các loại tiền gửi có kỳ hạn cao nhất.Ví dụcd 3 năm, 5 năm.....cái nào lãi suất cao nhất thì tính cho người lao động. Lương Thị Mỹ Hạnh bày tỏ quan điểm: "Người lao động đã rất khổ cực, vất vả rất nhiều. Đồng tiền đóng vào là mồ hôi, công sức của họ, đó là hi vọng, là cứu cánh của người lao động trong những hoàn cảnh khó khăn. Đừng dập tắt những hi vọng của họ. Hãy để cuộc sống được tốt đẹp hơn. Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|