tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

Chia sẻ: 

16/10/2024 - 09:24:00


Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.

Theo báo cáo kinh tế quý III của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, bức tranh kinh tế thế giới có nhiều gam màu sáng, với những dấu hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế trong những tháng cuối năm nay và năm 2025. Nhiều tổ chức kinh tế và định chế tài chính quốc tế đều nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, áp lực lạm phát được kiểm soát trong quý II và đang tiếp tục giảm dần trong những tháng cuối năm. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ linh hoạt, nhằm tạo điều kiện cho các khoản vay chi phí thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Vốn đầu tư tăng trưởng khả quan nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức. Số lượng DN gia tăng nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết, Viện đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản gần nhất có thể xảy ra là tăng trưởng quý IV bằng mức tăng trưởng của quý III là 7,4%, hoặc hơn sẽ tiệm cận được mục tiêu mới mà Chính phủ đặt ra khoảng 7% trong cả năm 2024.

 

“Tuy nhiên, với những rủi ro, thách thức có thể tính đến kịch bản chưa đạt được như kỳ vọng như quý IV đạt 7% hoặc thấp hơn, GDP cả năm sẽ đạt khoảng 6,84-6,85% là mức có thể chấp nhận được, với bối cảnh kinh tế Việt Nam có những thách thức, gập ghềnh sẽ phải đối mặt trong thời gian tới”, ông Việt phân tích.

Mặc dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực, nhưng vẫn còn những rủi ro và thách thức ở phía trước. Tỷ lệ DN rút lui khỏi thị trường vẫn có xu hướng cao. Tiêu dùng trong nước cũng như giải ngân đầu tư công chưa được như kỳ vọng. Trong khi đó, các yếu tố đầu vào trong sản xuất gặp nhiều rào cản cũng như khó khăn trong chuyển dịch mô hình tăng trưởng.

Đổi mới môi trường kinh doanh và cải cách thể chế mặc dù đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư, kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, diễn biến về kinh tế của những nước lớn khó đoán định, tình hình xung đột trên thế giới diễn biến phức tạp cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở rất cao.

TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, nhìn vào tình hình thực tế địa chính trị trên thế giới đang có những diễn biến không thể lường trước được. “Đó là những biến số tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế của nước ta, bởi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta khoảng hơn 2 lần GDP. Do phụ thuộc rất lớn vào biến động của địa chính trị, nên chúng ta phải bám vào đó để điều hành kinh tế cho kịp thời”, ông Kiên lưu ý.

Phân tích những cơ hội và thách thức của nền kinh tế nước ta trong những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% trong quý IV là rất khả thi, bởi những động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều đang được thúc đẩy và có chiều hướng thuận lợi hơn.

Ông Trương Xuân Cừ, Đại biểu quốc hội khóa 15, đoàn Hà Nội cho rằng, qua thực tiễn việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3; một số giải pháp của Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và một số giải pháp khác, nước ta sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng GPD năm nay khoảng 6,8-7%. “Để phát triển lâu dài, ngoài việc khắc phục những khó khăn tình thế, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hội nhập với quốc tế và đưa khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”, ông Cừ nói.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm và giai đoạn 5 năm (2020-2025), cần hỗ trợ DN trong nước phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn. Về lạm phát, mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng trên thực tế chi phí sinh hoạt trong cuộc sống của người dân đang không ngừng tăng lên. Đây là vấn đề cần lưu ý.

“Nông nghiệp vẫn là một ngành rất quan trọng và có vai trò rất lớn trong tương lai. Nếu nhìn vào tỷ trọng nông nghiệp có giảm xuống, nhưng đi cùng với đó là tỷ trọng công nghiệp chế biến nông nghiệp lại tăng lên. Cùng với đó, công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phần tăng vẫn là ngành dệt may, da giày nhưng ngành chế biến thực phẩm sẽ có tương lai rất tốt cho Việt Nam”, bà Phạm Chi Lan phân tích.

Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV