Doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng từ tình hình lạm phát ở châu Âu và Mỹ03/12/2022 - 16:26:00 Từ đầu năm đến nửa đầu quý 3 năm nay, ngành dệt may có nhiều đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên từ cuối quý 3 sang quý Tư tình hình lạm phát tại các nước châu Âu và Mỹ, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước, trong đó có các doanh nghiệp dệt may ở Hải Dương bị ảnh hưởng mạnh, không chỉ khó tìm đơn hàng mới, mà các đơn hàng cũ cũng bị cắt giảm, nên doanh nghiệp dệt may đã cắt giờ làm tăng ca, thậm chí có một số doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ luân phiên.
Lạm phát tăng cao, giá hàng hóa tăng vọt, khiến người tiêu dùng tại Mỹ và EU thắt chặt chi tiêu, trong đó có việc giảm chi tiêu hàng hóa không thiết yếu như hàng may mặc, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu ở những nước này cắt giảm đơn hàng nhập khẩu, trong đó nhiều đơn hàng nhập khẩu từ Việt Nam và từ các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Công ty May xuất khẩu và Thương mại Vĩnh Thịnh ở thành phố Hải Dương chuyên may các loại áo jacket xuất khẩu sang thị trường Đức. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, trung bình mỗi tháng xuất khẩu 9.000 sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 triệu USD. Nhưng sang đầu tháng 12 này, đơn hàng giảm chỉ còn từ 4.000 đến 5.000 áo jacket. Khi đơn hàng của doanh nghiệp giảm, đồng nghĩa với công nhân cũng phải gian làm việc. Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng Giám đốc Công ty May xuất khẩu và Thương mại Vĩnh Thịnh cho biết đến này đã tròn 30 năm sản xuất kinh doanh, chưa bao giờ công ty bị giảm đơn hàng như tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, trước khó khăn này, doanh nghiệp cũng đã chủ động biện pháp khắc phục, trước mắt là cho năm 2023 tới đây. Cùng trong hoàn cảnh khó khăn như Công ty May xuất khẩu và Thương mại Vĩnh Thịnh, từ đầu năm đến hết tháng 11 Công ty TNHH May TBT ở huyện Thanh Hà chuyên may quần áo thời trang xuất khẩu đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ được 1,2 triệu sản phẩm, kim ngạch 5 triệu USD, doanh thu đạt 120 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ tháng 11 vừa qua, đơn hàng của doanh nghiệp này cũng đã bị cắt giảm tới 50% số lượng sản phẩm. Hơn 300 công nhân tuy không phải nghỉ việc, nhưng cũng cắt giờ làm tăng ca và được nghỉ thêm thứ 7. Doanh nghiệp cũng đã phải loay hoay để đảm bảo thu nhập cho người lao động. Với số lượng đơn hàng và quy mô sản xuất chỉ hơn 300 công nhân nên Công ty May xuất khẩu và Thương mại Vĩnh Thịnh và Công ty TNHH may TBT chu dù khó khăn, nhưng vẫn dễ dàng hơn trong việc duy trì ổn định đảm bảo sản, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Với nhiều doanh nghiệp quy mô lớn sẽ gặp những khó khăn nhiều hơn trong bối cảnh đơn hàng bị cắt giảm. Các chuyên gia kinh tế ngành dệt may dự báo, khó khăn của ngành dệt may còn có thể kéo dài sang năm 2023. Do đó doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần chuyển đổi thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hoàng Vân
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|