Du khách lại 'đổ bộ' hiệu thuốc Nhật Bản05/06/2023 - 07:43:00 Các nhà bán lẻ tại Nhật Bản đang ăn mừng sự trở lại của khách du lịch khi một số mặt hàng đạt doanh số gần mức kỷ lục.
Trên trong những khu phố ở Tokyo, người dân Nhật Bản có thể nhận thấy sự thay đổi rõ ràng: Các đoàn khách du lịch nước ngoài đã trở lại. Theo các ước tính,1,95 triệu du khách nước ngoài đã đến thăm Nhật Bản vào tháng 4, ít hơn khoảng 30% so với 4 năm trước, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát. Sự chênh lệch chủ yếu là do vắng bóng du khách Trung Quốc. Song hàng triệu du khách nước ngoài vẫn tấp nập mua sắm trong các cửa hàng và nhà cung cấp tại Nhật Bản, thúc đẩy một số mặt hàng đạt doanh số gần mức kỷ lục, trong đó một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc không kê đơn được săn đón nhiều nhất. Các loại thuốc được săn đónMột sản phẩm đang bán chạy trên thị trường Nhật Bản là Alinamin - loại vitamin B tổng hợp được xem như “vũ khí” loại bỏ tình trạng mệt mỏi. “Doanh số bán viên nén Alinamin có thể sẽ đạt kỷ lục vào đầu năm tài chính này”, ông Mitsuhiro Tahara, Giám đốc kinh doanh của Alinamin Pharmaceutical, nói. Trong cuộc khảo sát do Nikkei thực hiện, nhiều nhà thuốc và chuỗi cửa hàng cũng cho biết Alinamin EX Plus là loại thuốc được du khách nước ngoài mua nhiều nhất kể từ tháng 1. Các sản phẩm có Alinamin bán chạy với khách du lịch từ đảo Đài Loan. Theo Tahara, các sản phẩm này được bán tại Đài Loan với giá cao hơn ở Nhật Bản, do đó nhiều du khách cố gắng mua số lượng lớn để mang về nhà. Từ lâu, khách du lịch nước ngoài đã coi các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc không kê đơn của Nhật Bản là những món quà lưu niệm đáng giá. Vào giữa những năm 2010, các hiệu thuốc tại xứ sở hoa anh đào luôn tấp nập du khách Trung Quốc. Họ tìm kiếm 12 loại thuốc “shen yao” (trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "thuốc thần") - tên gọi các loại thuốc mà du khách Trung Quốc coi là nhất định phải mua khi đến Nhật Bản. Năm nay, xu hướng này nhiều khả năng cũng sẽ tiếp tục. Trong đó, Strong Wakamoto - loại thuốc chữa bệnh dạ dày do công ty dược phẩm Wakamoto cung cấp - sẽ là sản phẩm được nhiều người săn đón. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, doanh số bán loại thuốc này đã tăng vọt 80% so với cùng kỳ năm ngoái. “Nhà máy của chúng tôi đang hoạt động hết công suất”, đại diện Dược phẩm Wakamoto, ông Kazuhiko Fukuhara, nói với Nikkei. Ông cũng cho biết khách du lịch Đài Loan là những người mua đặc biệt nhiệt tình. Wakamoto đã quảng bá sản phẩm này ở Đài Loan. Trước đại dịch, công ty chạy quảng cáo trên truyền hình Đài Loan và trong sách hướng dẫn du lịch Nhật Bản. Phục hồiTheo các nhà thuốc và chuỗi cửa hàng tham gia khảo sát của Nikkei, cho đến nay sự phục hồi chi tiêu trong nước chủ yếu do người Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Ryukakusan - nhà sản xuất thuốc trải qua hơn một thế kỷ phát triển - đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ từ khi các hạn chế xã hội bắt đầu được dỡ bỏ. Trước đại dịch, loại thuốc thảo dược dạng bột trị ho và viêm họng của Ryukakusan đã lọt vào danh sách 12 “shen yao”. Giờ đây, sản phẩm kẹo ngậm của công ty cũng được du khách nước ngoài yêu thích. Theo Ryukakusan, người Nhật đã gửi nhiều kẹo ngậm tới Trung Quốc đến nỗi vào tháng 1, công ty phải tạm ngừng vận chuyển do thiếu hụt nguồn cung. Hoạt động bán hàng được nối lại sau đó và hiện nhu cầu đang tăng lên cùng với lượng khách du lịch nước ngoài. Trong danh mục đồ ngọt, những thanh socola KitKat do Nestle Nhật Bản sản xuất từ lâu đã trở thành mặt hàng chủ lực của các cửa hàng miễn thuế tại sân bay. Chúng có nhiều loại hương vị như matcha, ichigo, hay dâu tây Nhật Bản. Với các loại đồ uống có cồn, Suntory Whiskey Kakubin bán chạy tại nhiều cửa hàng, chẳng hạn MEGA Don Quijote Shibuya ở Tokyo. Vào cuối tháng 5, MEGA Don Quijote Shibuya phải dán thông báo hết hàng bằng nhiều ngôn ngữ trên những chiếc kệ trưng bày loại rượu này. "(Chúng tôi) bán hết sạch ngay khi vừa nhập hàng", một quản lý cửa hàng chia sẻ. Tại Ginza Itoya, cửa hàng văn phòng phẩm hàng đầu ở khu mua sắm Ginza (Tokyo), “lượng khách hàng thậm chí đã vượt quá mức trước đại dịch”, một giám đốc điều hành cho biết. Nhân viên bán hàng của Itoya cũng chia sẻ nhiều người mua là du khách từ Mỹ và châu Âu. Những món quà lưu niệm được tìm kiếm nhiều nhất là dụng cụ viết, đồ thủ công bằng giấy và thiệp 3D thiết kế công phu, vì chúng "có giá hợp lý và dễ mang về nhà". Theo Zing
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|