tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giá điện tăng 3%: EVN nói gì? 

Chia sẻ: 

05/05/2023 - 08:58:00


Tại cuộc họp trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) diễn ra chiều 4/5, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, dù tăng giá điện, EVN vẫn còn rất khó khăn.

Giá điện đã chính thức tăng thêm 3%.
Giá điện đã chính thức tăng thêm 3%.

Giá điện tăng 3%

Ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện. Quyết định này đưa ra ngay sau khi EVN được tăng giá điện lên 1.920,3732 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho sản xuất với cấp điện áp từ 110kV trở lên chia theo giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm. Cụ thể, giờ thấp điểm có giá thấp nhất là 999 đồng, giờ cao điểm có giá là 2.844 đồng/kWh.

Cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV có giá từ 1.037 đồng đến 2.959 đồng/kWh. Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV có giá từ 1.075 đồng đến 3.055 đồng/kWh.

Trước đó, EVN đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5/2023. Tính ra giá bán lẻ điện bình quân thêm 3%.

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, với việc tăng giá điện 3%, ước tính doanh thu tăng thêm 8 tháng cuối năm của EVN là khoảng 8.000 tỷ đồng.

Theo một tính toán của EVN, năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058,36 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) năm 2022 của EVN lỗ 26.235,78 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác)

Tuy nhiên chính đại diện EVN cho biết, mức doanh thu này so với khoản lỗ 26.000 tỷ đồng trong năm 2022 của tập đoàn không đáng là bao. Để giảm thiểu khó khăn, tập đoàn vẫn có kế hoạch tiết giảm chi phí, nỗ lực giảm chi thường xuyên. Trong đó năm ngoái chi thường xuyên cắt giảm 10%, năm 2023 dự kiến sẽ cắt giảm chi thường xuyên 15%... Bên cạnh đó cũng cắt giảm chi phí nhân công, tiền lương.

Theo ông Nam, việc tăng giá điện 3% sẽ góp phần giảm thiểu khó khăn cho EVN.

Ảnh hưởng thế nào đến đời sống?

Trước lo ngại, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, lãnh đạo EVN cho biết, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giá điện bán lẻ tăng bình quân 5%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng 0,17%; thực tế giá điện chỉ tăng 3%, thấp hơn nhiều so với mức nghiên cứu tác động đến CPI, do đó tác động đối với nền kinh tế là không nhiều.

Về đánh giá tác động đối với nhóm khách hàng là hộ tiêu dùng điện trong thời điểm nắng nóng cận kề, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN, cho biết: Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện dưới 50 kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 51-100 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 101-200 kWh toàn EVN năm 2022 là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt), đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 201-300 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 301-400 kWh toàn EVN năm 2022 là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).

Trước lo ngại EVN có thể tiếp tục tăng giá điện vào cuối năm, ông Nam cho hay: Theo Quyết định 24/2017/QĐ-CP, thời gian tăng giá điện tối thiểu giữa 2 lần là 6 tháng.

Tại cuộc họp, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN cũng cho biết, sau 4 năm 1 tháng, EVN mới được điều chỉnh giá điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất điện chiếm tới 82% giá thành điện, chi phí đầu vào của ngành điện ngày càng tăng cao, cùng với yếu tố dự báo nhu cầu mua điện khó khăn, việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế là nỗ lực lớn của EVN. Bản thân EVN cũng mong khách hàng sử dụng điện thực hiện tiết kiệm tối đa.

Đối với nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc, theo nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao.

Cụ thể, bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng).

Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng).

Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng).

Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng).

Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng)

Bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng)

Theo Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 26/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV