tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giá sách giáo khoa mới tăng cao: Làm sao để không loạn giá?

Chia sẻ: 

03/06/2023 - 10:32:00


Các đại biểu Quốc hội nêu giải pháp đảm bảo giá sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới không tăng quá cao, trở thành gánh nặng cho phụ huynh.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, cần đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá. Với quy định này chúng ta sẽ quản lý được giá sách giáo khoa, tránh để giá bị đẩy lên cao quá.

Tuy nhiên, cần có quy định về khung giá nhất định, nghĩa là phải có định mức giá tối đa. Định mức này do Chính phủ quy định, có thể giao Bộ GD&ĐT xây dựng, đề xuất.

Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhìn nhận, đưa sách giáo khoa vào danh mục do nhà nước định giá sẽ giúp chúng ta quản lý giá một cách công khai, minh bạch hơn.

Sách giáo khoa được coi là mặt hàng đặc thù, thiết yếu để phục vụ công tác giáo dục, do đó việc bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá là cần thiết. Tuy nhiên, việc này càng có ý nghĩa hơn nếu Nhà nước có biện pháp bình ổn giá.

“Nếu như coi sách giáo khoa là mặt hàng bình ổn giá thì chúng ta cần phải định giá. Tôi muốn nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất là bình ổn giá” – ông Hoàng Văn Cường nói.

Giá sách giáo khoa mới tăng cao: Làm sao để không loạn giá? - 1

Sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho hay, trong quá trình giám sát đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, giá sách giáo khoa là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đây là mặt hàng thiết yếu và có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Bà Vũ Thị Lưu Mai viện dẫn, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhưng chỉ quy định mức giá trần. 

Theo lý giải của cơ quan soạn thảo, việc Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, nếu xác định mức giá trần cao cũng có tác động lớn đến người tiêu dùng. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề này, trong đó chú trọng khâu thẩm định cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo không gây phản ứng trong xã hội.

“Một mặt vẫn để các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng mặt khác chúng ta không thể để các doanh nghiệp muốn định giá bao nhiêu cũng được”, đó là ý kiến của ông Nguyễn Tiến Thảo - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Ông cho rằng, chúng ta có những quy định, hành lang pháp lý mà các nhà xuất bản phải tuân thủ khi định giá. Trước hết, phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành.

Nguyên tắc định giá là, chúng ta phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của Luật Giá (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trao đổi, trong luật chỉ quy định các mặt hàng được định giá, trong đó có sách giáo khoa và giao cho Chính phủ quy định khung giá phù hợp với từng thời kỳ, quy định giá tối đa để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, giá tối thiểu để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, quy định này sẽ nhất quán với Điều 11 của Luật Giá hiện hành, đó là tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá và quyết định được giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

Giá sách giáo khoa có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Theo số liệu thống kê giáo dục, cả nước có khoảng trên 17 triệu học sinh phổ thông. Vì thế, mỗi sự điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa đều có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước.

Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá đảm bảo công bằng, thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội đặc biệt cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn.

Theo VTC News
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 12/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV