tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Gia tăng 'làn sóng' thất nghiệp

Chia sẻ: 

24/11/2022 - 08:00:00


Cuối năm là cao điểm sản xuất nên doanh nghiệp thường phải tuyển dụng thêm nhiều lao động thời vụ. Tuy nhiên, năm nay thì khác, doanh nghiệp đối diện tình trạng đơn hàng sụt giảm mạnh, thu hẹp sản xuất, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm hàng nghìn công nhân, lao động.

 

 

Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng để bố trí việc làm đều đặn cho người lao động. Ảnh: Quang Vinh.
Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng để bố trí việc làm đều đặn cho người lao động. Ảnh: Quang Vinh.

Chông chênh khi Tết cận kề

Nhận được thông tin nghỉ việc do công ty hết đơn hàng, chị Nguyễn Thị Giúp, quê Đồng Tháp, công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng, TP Hồ Chí Minh vẫn chưa hết bàng hoàng. Ở tuổi 46 chị khó có thể xoay sở được công việc mới nhất là khi cái Tết đã cận kề. “Không riêng mình tôi mà các chị em trong công ty đều rất bàng hoàng và lo lắng. Đi làm công nhân, Tết đến mọi chi tiêu đều trông chờ vào khoản lương thưởng tháng thứ 13 nhưng giờ thì thất nghiệp. Công ty không có đơn hàng đồng nghĩa với việc cả gia đình sẽ mất Tết” - chị Giúp nói.

Nỗi lo thất nghiệp khi Tết cận kề không chỉ là của riêng chị Giúp mà là nỗi lo của hàng trăm nghìn người lao động. Mới đây nhất, công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) thông báo khoảng 20.000 công nhân sẽ nghỉ luân phiên từ ngày 1/12/2022 đến 28/2/2023 do đơn đặt hàng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Trong thời gian nghỉ việc, công nhân sẽ được hưởng lương 180.000 đồng/ngày. Công ty TNHH PouYuen Việt Nam hiện sử dụng hơn 50.000 lao động. Đây là doanh nghiệp (DN) có đông lao động nhất tại TPHCM hiện nay.

Trước đó, Công ty Samho, hoạt động trong lĩnh vực da giày tại xã Trung An, huyện Củ Chi với tổng số lao động 8.733 người, thông báo dự kiến cắt giảm hơn 1.400 lao động của công ty này từ tháng 12/2022. Tương tự, Công ty TNHH Tỷ Hùng, 2 tháng gần đây công ty không có đơn hàng cắt giảm 1.185/1.832 lao động thuộc khối sản xuất…

Báo cáo của Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến nay có 25 địa phương, đơn vị, ngành báo cáo có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, đời sống. Trong đó, ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là chế biến gỗ, dệt may, da giày; một số DN điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch… Số DN bị ảnh hưởng là 441 (331 DN có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 75%) với tổng số gần 625.000 lao động tại 25 tỉnh, thành phố (tập trung ở khu vực phía Nam với 68% tổng số DN và hơn 88% tổng số lao động bị ảnh hưởng).

Doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo nghề dự phòng nhằm giữ chân người lao động. Ảnh: Quang Vinh.
Doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo nghề dự phòng nhằm giữ chân người lao động. Ảnh: Quang Vinh.

Cần sự chủ động từ phía doanh nghiệp

Theo ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH, việc các DN bị giảm đơn hàng, nhiều người lao động mất việc là điều cả DN và người lao động đều không mong muốn.

Vì vậy, ông Trung cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, DN cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng để bố trí việc làm đều đặn cho người lao động; tăng cường đào tạo nghề dự phòng nhằm giữ chân người lao động. Cùng với đó, các đơn vị cần lên kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí nhân sự sau khi tiếp nhận các đơn hàng trong tương lai. Trong trường hợp DN không thể giải quyết được vấn đề việc làm, cần phải thực hiện quy trình cắt giảm việc làm, lao động theo đúng quy định của pháp luật. Sở LĐTB&XH, tổ chức công đoàn tại địa phương cần có hướng dẫn giải quyết chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, đặc biệt về tiền lương, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Thực tế để giữ việc làm cho người lao động cũng như duy trì sản xuất, nhiều DN đã tìm nhiều cách để xoay sở. Theo ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Gia Định, TPHCM, nếu như nửa đầu năm 2022 tăng trưởng xuất khẩu tăng 30% thì nửa cuối năm doanh số sụt giảm 50%, để đảm bảo việc làm cũng như quyền lợi cho hơn 1500 người lao động công ty đã chuyển hướng tìm thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản…thay vì xuất khẩu sang châu Âu đồng thời đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Ngoài ra công ty cũng chuyển đổi mẫu mã từ chỗ chỉ sản xuất giày thời trang nữ hiện nay chuyển sang sản xuất giày thể thao để có đơn hàng từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhờ đó vẫn giữ được việc làm cho người lao động.

Tương tự để không phải cắt giảm lao động, Công ty cổ phần hợp tác Kinh tế và XNK Xavimec, TPHCM thực hiện chuyển đổi sản xuất đồng thời tìm thêm khách hàng mới, bán sản phẩm ra thị trường trong nước. Nhờ đó, bước đầu công ty đã thu hút thêm đơn hàng mới, người lao động chỉ bị giảm giờ làm, không phải nghỉ việc.

Ngoài trách nhiệm của DN, theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà các cấp công đoàn phải nêu cao vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Các cấp công đoàn phải phối hợp với người sử dụng lao động làm tốt chế độ chính sách, phải công khai cho người lao động, để chính người lao động chia sẻ khó khăn với DN. Bên cạnh đó các cấp công đoàn phải phối hợp với nhau để giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là trong các lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng để người lao động có cơ hội tìm việc làm mới.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV