tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hạ nhiệt giá xăng dầu 

Chia sẻ: 

24/07/2022 - 13:55:00


Việc đẩy giá hàng hóa tại Việt Nam được giới chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng cao, nhất là tăng theo giá xăng dầu. Do đó hạ giá xăng dầu là một giải pháp để ghìm lạm phát.

Giá xăng tiếp tục giảm 3.600 đồng mỗi lít.
Giá xăng tiếp tục giảm 3.600 đồng mỗi lít.

Chiều 21/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá bán lẻ đối với các mặt hàng xăng dầu từ 1.100 đến 3.600 đồng/lít. Cụ thể, xăng Ron 95 giảm 3.600 đồng/lít, xuống còn 26.750 đồng/lít đối với xăng Ron 95 V và 26.070 đồng/lít đối với xăng Ron 95 III; xăng E5 Ron 92 giảm 2.710 đồng/lít, còn 25.070 đồng/lít… Ðộng thái này được coi là sự điều chỉnh kịp thời nhằm giúp người dân, doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí nhiên liệu, ổn định cuộc sống và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết: CPI bình quân 6 tháng năm 2022 tăng 2,44% (cao hơn mức 2,25% của 5 tháng năm 2022 và mức 1,62% của 6 tháng năm 2021. Lạm phát cơ bản tăng 1,25% và lạm phát tăng chủ yếu là do yếu tố giá cả (chi phí đẩy) hơn là yếu tố tiền tệ (cung tiền và vòng quay tiền). Trong đó, 3 nhóm tăng chính là giao thông tăng 17,43% (đóng góp 69,1%), nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2% (đóng góp 15,6%), hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5% (đóng góp 12,3%).

TS Cấn Văn Lực, dự báo lạm phát cả năm có thể vẫn dưới mức 4% mà Quốc hội đã đề ra. Chưa kể lạm phát hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy, chứ không phải do yếu tố tiền tệ. Để kiểm soát lạm phát, theo TS Cấn Văn Lực, trước hết Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung. Bên cạnh đó là giảm thuế, trong đó có thuế xăng dầu. Bởi lẽ, mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam đang đánh thuế gần 40%, khi giá xăng leo cao khiến tất cả hàng hóa tăng theo.

Dự báo về áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm, TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhìn nhận, dư địa để kiểm soát không còn nhiều. Trong đó, lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất, do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trước việc kiềm chế lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra rất áp lực trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023.

Theo ông Lâm, để kiểm soát lạm phát, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp. Trong đó, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hóa quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới.

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỉ giá trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, phát triển nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát; đảm bảo tính thanh khoản, hỗ trợ cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và hỗ trợ xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Đáng chú ý, với xăng dầu - mặt hàng chiến lược, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Giá bán phải được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn.

Bộ cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Mặt khác, giới chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ: Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu thời điểm, mức độ điều chỉnh giá điện, dịch vụ do Nhà nước quản lý, tránh gây cộng hưởng lạm phát.

Theo Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV