Hải Dương, điểm đến thành công của FDI28/05/2022 - 22:27:00 “Phát huy tối đa tiềm năng, tạo nhiều giá trị khác biệt”, triết lý này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương những năm gần đây. Nguồn lực nào để tạo ra những giá trị khác biệt ? Đó là nội lực và ngoại lực. Trong đó nội lực giữ vai trò quyết định, ngoại lực phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế riêng có của tỉnh, thúc đẩy Hải Dương phát triển nhanh và bền vững, trở thành điểm đến thành công của FDI.
Năm 2022 với chủ đề “Thích ứng linh hoạt - Tăng trưởng bứt phá”, Hải Dương đã đề xuất thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của giai đoạn 2021- 2030 để tập trung thu hút nguồn vốn FDI một cách bài bản, năng động hơn. Những năm qua, FDI luôn là một trong những điểm sáng của tỉnh Hải Dương ( chiếm khoảng 34% trong GRDP). Nếu năm 1987, Hải Dương chỉ tiếp nhận được 2 dự án quy mô nhỏ với tổng số vốn 6, 9 triệu USD. Đến năm 2022, đã thu hút được 492 dự án FDI đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn 10 tỷ USD. Ông TAKEO NAKAIAMA, Trưởng Đại diện JETRO Hà Nội cho rằngTỉnh Hải Dương là tỉnh rất cân đối và toàn diện về cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất và địa bàn tiêu thụ, gần Hà nội- Hải Phòng, một thành phố cảng. Ngoài ra còn có các KCN phong phú và nhiều công ty Nhật Bản đã vào các KCN Phúc Điền, Tân Trường từ những năm 2005, tạo ra nhiều việc làm cho lao động và đóng góp vào xuất khẩu. Mặt khác, Hải Dương hiện nay đã khác so với 15 năm trước, và việc thu hút sản xuất chi phí thấp vào ngành công nghiệp chế tạo cuối cùng sẽ dẫn đi đến bước ngoặt của thành công) Hải Dương là một tỉnh có quy mô kinh tế nằm trong top 10 cả nước và top 4 của Vùng Đồng bằng sông Hồng với ba lợi thế riêng có là: Vị trí địa lý; Hệ thống giao thông liên vùng, liên tỉnh thuận lợi; Nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Với vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn từ sự cộng hưởng phát triển liên vùng, trong tam giác động lực phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Kết nối liên vùng thuận lợi với các KCN thông qua 3 nút giao với cao tốc Hà nội- Hải phòng. Vùng công nghiệp động lực tại 2 huyện Bình Giang và Thanh Miện với diện tích gần 10.000 ha, nằm ngay nút giao kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5A Đáp ứng cho nhu cầu lao động, nhất là phát triển công nghiệp với số người trong tuổi lao động là hơn 1 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ có chứng chỉ 23,9%. Lao động sản xuất công nghiệp khoảng 250.000 người. Trong đó, lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 97% so với toàn ngành công nghiệp. Hải Dương có 4 tiềm năng là : Tiềm năng đất đai với quy mô diện tích đất đủ lớn để Hải Dương có thể quy hoạch các Khu công nghiệp, nông nghiệp; Tiềm năng phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Tiềm năng phát triển dịch vụ chất lượng cao; Tiềm năng phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Với 4 tiềm năng kể trên, Hải Dương hoàn toàn có dư địa để phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay trên 100.000ha. Trong đó, đất trồng lúa gần 60.000 ha. 2021 - 2030 quy hoạch chuyển đổi khoảng 10.000 ha đất trồng lúa sang đất công nghiệp và dịch vụ. Năm 2022, Hải Dương sẽ hoàn thiện hạ tầng 6 khu công nghiệp và 1 khu công nghiệp thực hiện giai đoạn 2 với diện tích hơn 1.100 ha để sẵn sàng cho các doanh nghiệp đầu tư. Thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, Hải Dương sẽ quy hoạch, bổ sung thêm khoảng trên 7.000 ha diện tích đất khu công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh. Từ môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều doanh nghiệp FDI đã và đang tiếp tục điều chỉnh tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Ông KURIHARA KIYOKAZU, Tổng giám đốc Dumidenso Việt Nam chia sẻ Cảm ơn sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hải Dương, đặc biệt là những hưởng lợi từ việc cải cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã giúp chúng tôi giảm được đáng kể khối lượng công việc liên quan đến các thủ tục hải quan, dẫn đến việc mở rộng kinh doanh được đẩy nhanh tiến độ) Không thu hút FDI bằng mọi giá mà có chọn lọc theo hướng FDI xanh, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân, đó là thông điệp nhất quán của tỉnh Hải Dương. Và vì thế, ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư FDI xanh theo bốn trụ cột kinh tế đã được lãnh đạo tỉnh Hải Dương xác lập: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; Dịch vụ chất lượng cao; Đô thị xanh, thông minh, đáng sống, trong đó lấy phát triển công nghiệp công nghệ cao làm mũi nhọn để dẫn dắt phát triển dịch vụ, nông nghiệp và đô thị… Với tiềm năng sẵn có, chủ trương đúng đắn, sáng tạo, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương không ngừng được tịnh tiến, nguồn vốn FDI vào tỉnh tăng nhanh dần, thúc đẩy Hải Dương phát triển nhanh và bền vững, trở thành điểm đến thành công của FDI. Vũ Long
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|