tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hải Dương gỡ khó trong tiêu thụ nông sản

Chia sẻ: 

04/08/2021 - 10:18:00


Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ nông sản của Hải Dương cũng bị ảnh hưởng, cần đẩy mạnh các biện pháp tháo gỡ.

 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến quá trình tiêu thụ nông sản gặp khó khăn
 
Lưu thông khó khăn

TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là thị trường tiêu thụ chính của Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng). Hiện thị trường này bị ảnh hưởng của dịch bệnh khiến hơn 500 tấn nông sản đã qua chế biến của công ty chưa thể xuất đi. Công ty đang thu hoạch hành lá, đậu bắp, ớt và rau gia vị. Việc kéo dài thời gian bảo quản do hàng tồn đọng khiến cho công ty mất thêm nhiều chi phí.

Ông Tăng Xuân Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nông sản Hưng Việt ở xã Gia Tân (Gia Lộc) cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc vận chuyển hàng của công ty mất nhiều thời gian hơn, thông thường một chuyến hàng mất từ 2-3 ngày nhưng hiện kéo dài đến gần 1 tuần. Nguyên nhân do trên đường di chuyển, lái xe phải mất 2 lần xét nghiệm SARS-CoV-2. Thời gian vận chuyển kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nông sản.

Vào thời điểm không có dịch bệnh, nhiều thương lái từ các tỉnh, thành phố đến HTX Tân Minh Đức ở xã Phạm Trấn (Gia Lộc) thu mua nông sản. HTX cũng đưa hàng đến nhiều nơi như Hưng Yên, Hà Nội tiêu thụ. Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường từ 10-15 tấn rau, củ, quả nhưng hiện nay giảm còn 5 tấn/ngày. Theo ông Hoàng Anh Thư, Phó Giám đốc HTX, có rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông sản lúc này, đó là giá nông sản thấp, trong khi chi phí xăng dầu lại tăng. Quy định về việc phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với lái xe khiến cho không ít thương lái từ các nơi khác không đến thu mua nông sản. Các thành viên HTX đã phải chấp nhận phá bỏ một số diện tích do đã quá lứa, khó tiêu thụ. Ông Thư cho biết việc phá bỏ nông sản đến nay đã gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng cho HTX.

Theo một số nông dân ở xã Phạm Kha (Thanh Miện), năm nay số lượng thương lái về địa phương thu mua các loại rau gia vị đã giảm hẳn. Mặt khác, việc nhà hàng, quán ăn thường xuyên phải đóng cửa cũng làm cho việc tiêu thụ rau gia vị giảm mạnh. Ông Vũ Viết Khang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Phạm Kha cho biết HTX có 162 ha trồng một số loại rau cải, rau gia vị. Hiện giá các loại rau gia vị đã giảm khoảng 50-60% so với trước. Bà con nông dân lo lắng giá các loại rau sẽ tiếp tục giảm, việc tiêu thụ càng khó khăn khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở một số địa phương trên cả nước. Trong khi rau gia vị là cây ngắn ngày, nếu để quá lứa thì không bảo đảm chất lượng.

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Theo nhận định của ngành công thương, ở đợt dịch lần này, việc tiêu thụ nông sản trong tỉnh cơ bản thuận lợi nhưng quá trình vận chuyển nông sản ra ngoài tỉnh có một số khó khăn, trở ngại nhất định. Điều này xuất phát từ việc nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, yêu cầu người đến từ địa phương khác phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Hiện nay, ngoài nhãn, na đang thời kỳ thu hoạch thì sản lượng nông sản không quá lớn như đợt dịch thứ ba.

Để ứng phó với dịch Covid-19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có phương án tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, khuyến cáo tiểu thương cần nắm chắc tình hình phòng chống dịch ở các địa phương, những thủ tục cần thiết để lưu thông, tránh thiệt hại. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, thủ tục pháp lý cho lưu thông trong và ngoài tỉnh. Chính quyền các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường liên hệ, kết nối, hỗ trợ để đưa nông sản vào các siêu thị, sàn thương mại, chợ đầu mối và đi các địa phương khác tiêu thụ. Tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động giao dịch và bán hàng trực tuyến. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến, kết nối tiêu thụ qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube... Lập danh sách chi tiết các doanh nghiệp, đầu mối trong và ngoài tỉnh chuyên thu mua nông sản để kết nối các doanh nghiệp, thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua nông sản. Thống nhất với các cơ quan chuyên môn liên quan phương án hỗ trợ biện pháp phòng chống dịch, lưu thông để việc thu mua, tiêu thụ nông sản được thuận lợi. Tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các địa phương trên cả nước, phát huy những mối quan hệ để hỗ trợ kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng, nhà hàng. Tiếp tục khai thác lợi thế của sàn thương mại điện tử, quảng bá, mở rộng thị trường cho nông sản của tỉnh…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện sản lượng nhãn của tỉnh khoảng 10.000 tấn. Trong đó, 50% tiêu thụ trong tỉnh; 40% tiêu thụ tại các chợ đầu mối của các địa phương lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội; khoảng 10% tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử và xuất khẩu sang Singapore, châu Âu, Australia... Sản lượng na khoảng 15.800 tấn, trong đó 50% tiêu thụ nội tỉnh, 30% tiêu thụ tại Quảng Ninh và 20% tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Phòng. Thịt lợn tiêu thụ trong tỉnh khoảng 3.700 tấn/tháng (chiếm 55%), xuất đi ngoài tỉnh 3.100 tấn/tháng (chiếm 45%). Thịt gia cầm tiêu thụ trong tỉnh khoảng 2.140 tấn/tháng (chiếm 45%), bán ngoài tỉnh khoảng 2.610 tấn/tháng (chiếm 55%)...
Huyền Trang/Báo Hải Dương
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV