Hải Dương sẽ có thêm 115 điểm đấu nối vào quốc lộ02/07/2023 - 07:57:00 Hải Dương có thêm nhiều điểm đấu nối vào quốc lộ sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo tiền đề thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Hải Dương mới đây đã ký quyết định số 1238/QĐ-UBND về việc phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ qua địa bản tỉnh. Theo đó, sẽ bố trí 115 điểm đấu nối của 6 quốc lộ qua địa bàn tỉnh. Cụ thể tại quốc lộ 10 sẽ bố trí 1 vị trí đấu nối trực tiếp sẽ (bổ sung 1 vị trí mới theo văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải). Tại quốc lộ 18, bố trí 14 vị trí đấu nối trực tiếp, trong đó: giữ nguyên 10 vị trí và chuẩn hóa lý trình 1 vị trí đã được phê duyệt tại Quyết định số 2311/QĐUBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương và bổ sung 3 vị trí mới theo văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải. Quốc lộ 37, bố trí 43 vị trí đấu nối trực tiếp. Trong đó, giữ nguyên 30 vị trí đã được phê duyệt tại Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương, bổ sung 13 vị trí mới theo văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải và chuẩn hóa lại toàn bộ lý trình do QL.37 được chuẩn hóa lại. Định hướng phát triển không gian với tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Hải Dương. Tại quốc lộ 38 sẽ được bố trí 13 vị trí đấu nối trực tiếp. Có 7 vị trí được giữ nguyên và chuẩn hóa lý trình 1 vị trí đã được phê duyệt tại Quyết định số 2311/QĐUBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương. Bổ sung 5 vị trí mới theo thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải. Quốc lộ 38B, bố trí 19 vị trí đấu nối trực tiếp. Trong đó, bổ sung 06 vị trí mới theo thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải, giữ nguyên 05 vị trí và chuẩn hóa lý trình 08 vị trí đã được phê duyệt tại Quyết định số 2311/QĐUBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh Hải Dương. Việc có thêm nhiều điểm đấu nối vào quốc lộ góp phần hoàn thiện bản đồ giao thông của địa phương, giúp cho việc đi lại giữa các địa phương trong nội tỉnh và giao thương giữa Hải Dương với Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh… thêm thuận lợi. Đường dẫn cầu Hàn đoạn từ đường 5B đến quốc lộ 37 thuộc huyện Nam Sách hoàn thành, mở ra cơ hội lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nguồn: Báo Hải Dương Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tỉnh định hướng sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại, văn minh, phát triển bền vững và giàu bản sắc văn hóa xứ Đông. Trong đó, đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hạ tầng kinh tế - xã hội khá đồng bộ; tiếp tục chuyển dịch kinh tế sang công nghiệp - dịch vụ, chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Tới năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô nền kinh tế trong nhóm tỉnh dẫn đầu cả nước, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; là trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Tỉnh đạt một số tiêu chí cơ bản để Hải Dương trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương. Không gian phát triển tỉnh Hải Dương trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ theo 4 trục phát triển, 5 cực tăng trưởng và 5 vùng phát triển. Trong đó, Trục phát triển Bắc - Nam theo tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 38, là trục kết nối 2 đô thị lớn của Tỉnh là TP. Hải Dương và TP. Chí Linh và các thị trấn trung tâm huyện nằm trên trục. Có tuyến đường VĐ5 vùng thủ đô, sẽ tăng cường kết nối các đô thị trong Tỉnh và với các đô thị trong vùng Thủ đô, hình thành nên trục phát triển mới cho Tỉnh. Trục phát triển Đông - Tây trung tâm Tỉnh dọc theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5, đi qua TP. Hải Dương. Đây là trục phát triển mạnh mẽ trước mắt cũng như lâu dài, đi qua đô thị trung tâm tỉnh, đã có nhiều khu công nghiệp được xây dựng dọc theo tuyến Quốc lộ 5 và một số dự án khu công nghiệp đã được xác định. Cầu Mây vượt sông Kinh Môn, nối huyện Kim Thành với thị xã Kinh Môn. Nguồn: Báo Hải Dương Trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của Tỉnh đi qua đô thị lớn thứ 2 là TP. Chí Linh, với Quốc lộ 18 hiện đang kết nối với khu vực sân bay Nội Bài, TP. Bắc Ninh, các đô thị của Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái. Tuyến đường cao tốc mới Nội Bài - Hạ Long đã được định hướng xây dựng đến năm 2030 sẽ tăng cường hơn nữa giao lưu kinh tế trong khu vực, phát huy tuyến du lịch kết nối các trung tâm du lịch lớn như vùng núi Tây Bắc, thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, qua đó phát triển hơn nữa hoạt động du lịch của TP. Chí Linh. Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông với trọng điểm là trục dọc sông Thái Bình. Phát triển không gian đô thị gắn kết với không gian sông, hài hòa với thiên nhiên và phòng chống thiên tai. Phát huy vận tải thủy để thu hút và phát triển công nghiệp. Là không gian phát triển nông nghiệp và du lịch. Theo Đầu tư
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|