Theo báo cáo, Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ lần này đã giúp đảm bảo được động lực xúc tiến quan hệ liên Triều, tôn trọng Tuyên bố Bàn Môn Điếm giữa hai bên và sự ủng hộ đối thoại, can thiệp, hợp tác liên Triều của Tổng thống Mỹ.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhận định việc phục hồi lại kênh liên lạc và nối lại đối thoại liên Triều là bài toán ưu tiên hàng đầu trong tương lai. Seoul sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng về bất kỳ chương trình nghị sự nào, bất cứ lúc nào và bằng bất kể hình thức nào.
Để đạt được điều này, Bộ Thống nhất đã trang bị phòng hỗ trợ liên lạc hình ảnh tại tầng 3 của Văn phòng liên lạc liên Triều nhằm chuẩn bị cho khả năng tổ chức hội đàm trực tuyến với Triều Tiên trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ Thống nhất sẽ ưu tiên xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực y tế như phòng dịch Covid-19 và lĩnh vực nhân đạo như gạo, phân bón nhằm khôi phục quan hệ giữa hai bên. Tùy theo phản ứng từ phía Triều Tiên, Bộ sẽ có kế hoạch mở rộng ra các lĩnh vực khác như đoàn tụ gia đình ly tán trong chiến tranh Triều Tiên, môi trường khí hậu hay thiệt hại thiên tai, cùng với đó là hỗ trợ khôi phục kênh nhân đạo và hợp tác trao đổi ở cấp độ tư nhân.
Về động thái của Triều Tiên, Bộ Thống nhất cho biết nước này đang ưu tiên nhập các vật phẩm thiết yếu như vật tư nông nghiệp thông qua giao dịch với Trung Quốc, lắp đặt các thiết bị khử trùng để nối lại giao thương hàng hóa tại khu vực sát biên giới với Trung Quốc và thành phố cảng Nampo.
Bên cạnh đó, Bộ nhận định Bình Nhưỡng đang có thái độ thận trọng và phản ứng có phần tiết chế hơn so với thời kỳ Mỹ chuyển giao quyền lực cho chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Quá trình xem xét chính sách Triều Tiên của Mỹ và kết quả Hội đàm thượng đỉnh Hàn-Mỹ đều thể hiện lập trường linh hoạt tối đa đối với Triều Tiên