tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hàng Tết Kỳ vọng sức mua tăng

Chia sẻ: 

16/01/2022 - 07:53:00


Tuần qua, nguồn cung hàng Tết liên tục đổ về hệ thống các siêu thị và chợ truyền thống cũng như các tạp hóa bán lẻ. Tại Hà Nội, đào, quất, lan và cây cảnh đã xuống phố từ nửa tháng nay. Trước đó nhiều doanh nghiệp đã cam kết không tăng giá bán so với cùng kỳ năm trước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa tết vào thời điểm này vẫn đang “ngóng khách”.

 

 

 

Hàng Tết “ngóng khách” trong siêu thị.  

Hàng Tết “ngóng khách” trong siêu thị.  

Chuyển động hàng Tết

Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, dù không tăng mạnh như mọi năm nhưng sức mua hàng hóa tết bắt đầu có sự chuyển động tích cực. Tại Hà Nội, ngày cuối tuần, đào quất, cây cảnh đã thấp thoáng trong dòng người đông đúc.

Người dân bắt đầu dành thời gian đi lựa chọn đào Nhật Tân, quất Tứ Liên chơi Tết. Các mặt hàng đặc trưng tết này cũng được bày bán dọc hai bên phố Âu Cơ, Lạc Long Quân. Hoa lan hồ điệp và các loại cây cảnh bưởi, cam canh,… số lượng người hỏi mua cũng nhiều hơn so với tuần trước.

Tuy vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng khách sắm đào quất về chơi ít hơn các năm trước. Ông Nguyễn Ngọc Thủy, người trồng quất ở Tứ Liên khi được hỏi về những khó khăn trong việc trồng trọt cũng bày tỏ: Việc trồng quất năm nay khá vất vả vì dịch bệnh, mỗi chủ nhà vườn đều cần phải có thẻ ra vườn thì mới có thể ra chăm cây. Mặt khác, dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn nên nhu cầu chơi quất tết giảm hẳn. Lượng người lên vườn chỉ còn một nửa.

Ông Thủy cũng cho hay, các nhà vườn có xu hướng bán cây trực tuyến nhưng giá vận chuyển cây khá cao nên không có lãi, thậm chí còn lỗ. Do đó ông vẫn chọn cách bán tại vườn nhà.

Còn theo anh Nguyễn Văn Cường, nông dân vùng trồng đào Nhật Tân, mọi năm tới trung tuần tháng Chạp đào đã có khách đặt hết, nhưng năm nay lượng khách đặt mới được một nửa so với năm trước. Những cây đào ghép giá “khủng” càng ít người mua. Thi thoảng mới có công ty thuê về trưng. Người dân có xu hướng chọn đào mini hoặc những cành đào vừa phải dáng huyền giá từ 300-500 ngàn đồng.

Sát Hà Nội các chủ vựa đào, quất và cây cảnh Văn Giang, Hưng Yên cũng bắt đầu chở hàng sang Hà Nội. Đào quất Văn Giang được bán nhiều tại các quận Long Biên, Hà Đông.

Chị Phạm Thị Hà, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang chia sẻ: Nếu mọi năm quất cổ thụ giá bán 10 triệu đồng/cây thì năm nay bán được từ 6-7 triệu đồng/cây là mừng lắm rồi. Tết này quất mini để bàn nước đắt hàng, giá bán chỉ từ 80-100 ngàn đồng/cây.

Tại hệ thống siêu thị Hà Nội, không khí mua sắm có khí thế hơn hơn tuần trước. Tới Big C Thăng Long tìm hàng tết, chị Phạm Phương Lan, phố Hoàng Ngân, quận Cầu Giấy cho biết: Hàng hóa bây giờ nhiều loại và phong phú, các siêu thị và chợ truyền thống không còn hiện tượng găm hàng ép giá nên việc mua bán khá thoải mái.

Bởi thế, chỉ cần đi sắm tết 1 tuần trước đó. Lượng mua cũng cần đủ trong 3 ngày. Vì đến mùng 2 tết siêu thị đã phục vụ, chợ truyền thống, chợ cóc cũng họp. Do vậy gia đình tôi dần bỏ thói quen tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Việc mua nhiều như trước đây vừa không ngon, vừa gây dư thừa, lãng phí.

Có mặt tại siêu thị Vinmart số 102 Trường Chinh, quận Đống Đa, bà Hoàng Thanh Nga, chia sẻ, năm nay do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nên gia đình cũng phải cân đối, điều chỉnh lại trong chi tiêu mua sắm dịp tết. Đối với những hàng hoá cơ bản thì vẫn phải mua sắm, những mặt hàng đi biếu tặng thì phải cân đối, xem xét lại để phù hợp hơn với chi tiêu của gia đình.

Ở khu vực phía Nam, sức mua hàng hóa Tết bắt đầu tăng mạnh 40-50% so với tuần trước, khi người dân đến các siêu thị, cửa hàng... để sắm sửa và săn hàng giảm giá. Sức mua tăng mạnh nhất ở nhóm hàng thức uống giải khát, giỏ quà tết và thực phẩm khô...

Đại diện siêu thị MM Mega Market Việt Nam cho biết, sức mua tại hệ thống đã tăng 50% so với năm ngoái và tăng 140% so với tuần trước, chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức đặt mua các phần quà an sinh, dùng để biếu tặng tết cho nhân viên, đối tác. Riêng với khách hàng lẻ, sức mua tăng mạnh vì nhiều người tranh thủ sắm tết sớm để về quê cũng như tránh tình trạng đông đúc vào cao điểm, bắt đầu từ tuần tới.

Bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+ cũng cho biết, hệ thống bảo đảm lượng hàng luôn đầy ắp quầy kệ, giá cả ổn định để người tiêu dùng thoải mái mua sắm.

“Mặt hàng tươi sống được chúng tôi chốt từ sớm nên sẽ không tăng giá xuyên tết. Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết này, các nhà máy chế biến thịt mát đã chủ động chuẩn bị nguồn cung, công suất chế biến lên đến 1.000 con/ngày”, bà Minh Hợp thông tin.

Người dân mua quất tại một nhà vườn ở Tứ Liên.

Người dân mua quất tại một nhà vườn ở Tứ Liên.

Nhiều cam kết không tăng giá

Về nguồn cung hàng tết, dù ảnh hưởng phức tạp của dịch Covid-19 nhưng các mặt hàng khá dồi dào. Hầu hết các doanh nghiệp, tổng công ty đều cam kết thực hiện cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, hoặc hàng hóa bị gián đoạn.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng. Con số này gần gấp 3 lần kế hoạch dự kiến ban đầu (kế hoạch 5.600 tỷ đồng).

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương):

Hàng Tết Kỳ vọng sức mua tăng - Ảnh 1

Từ nay cho đến đến ngày 15/2, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp tết, các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch Covid-19. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng.

Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý và bảo đảm ổn định thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm tết cho người dân.

Mặt khác, Hà Nội cũng chủ động phương án đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).

Hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+ đã lên kế hoạch tăng từ 40-50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ tết.

Còn Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG Nguyễn Thái Dũng cho biết, nhằm kích cầu tiêu dùng dịp tết, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá lên đến 50% và tặng kèm sản phẩm…

“Do sức mua của người dân suy giảm sẽ ảnh hưởng vào cơ cấu mặt hàng mua sắm. Chúng tôi đã tăng cường những nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu và giảm bớt những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền và đặc biệt là bình ổn giá. Chúng tôi chủ động làm việc với các nhà sản xuất từ tháng 9 tháng 10/2021 để cam kết về số lượng để nhà sản xuất đảm bảo mức giá cho hệ thống”, ông Dũng thông tin.

Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Sở Công thương TP HCM đã chuẩn bị hơn 19.800 tỷ đồng hàng hóa. Trong đó, giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 7.221 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 11.024,2 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.182,9 tỷ đồng.

Không chỉ các siêu thị, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada cũng đang giảm giá rất nhiều mặt hàng. Hiện Lazada đang triển khai chương trình Lễ hội mua sắm Tết 2022.

Toàn sàn có hàng triệu sản phẩm được khuyến mãi đến 50% và được áp dụng thêm các mã giảm giá tích lũy.

Riêng mặt hàng rau, củ, quả thường bị “thổi giá” trong những ngày sau tết, do đó Giám đốc Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Bình Lê Tuấn Hùng cho biết, công ty đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng bằng việc thu hoạch rau xen kẽ, tránh tập trung ồ ạt đưa ra thị trường dịp trước tết, đồng thời dự trữ dồi d ào các loại thực phẩm rau củ đóng hộp, hoa quả, đặc sản vùng miền để phục vụ thị trường tết trong tuần cao điểm nhằm cân đối cung cầu.

Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

Kỳ vọng sức mua những ngày cận Tết

Đánh giá về sức mua của người tiêu dùng trong thời điểm này, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam cho rằng: Đến nay, người tiêu dùng vẫn còn khá thận trọng khi mua sắm, lượng khách hàng và sức mua đều chưa bằng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với một số dấu hiệu tích cực của thị trường, chúng tôi nhận định sức mua sẽ tăng dần, đặc biệt vào những ngày cận Tết.

Ở một góc nhìn khác, quản lý một số siêu thị dự báo: Từ ngày 23 tháng Chạp trở ra, lượng khách mua hàng tại hệ thống siêu thị sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 ngày thường. Điều đáng nói là lượng khách mua thực phẩm chế biến sẵn những năm gần đây ngày càng tăng, do người dân đang chuyển từ “ăn tết” sang “chơi tết”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế lưu ý, dịp Tết cần theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung cầu, có các biện pháp điều tiết cung cầu phù hợp, tránh tình trạng giá có biến động đột biến khi nguồn cung gián đoạn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán đúng giá niêm yết đối với nhiều mặt hàng thiết yếu, như: giá lương thực, thực phẩm, hoa quả, các mặt hàng thờ cúng, dịch vụ vận tải.

Theo chuyên gia lĩnh vực bán lẻ Vũ Vinh Phú, do ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 kéo dài, khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, nhất là đối tượng công nhân cho nên có thể sức mua, nhu cầu tiêu dùng sẽ có phần hạn chế hơn nhiều so với năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất đều tăng lượng hàng dự trữ, kỳ vọng sức mua sẽ tăng hoặc bằng cùng kỳ năm trước.

“Vì thế, càng gần đến “giờ G”, các doanh nghiệp càng phải thận trọng, theo dõi sát các diễn biến của thị trường, có kế hoạch cụ thể để kịp thời ứng biến với bài toán cung - cầu, tránh tình trạng giá có biến động đột ngột khi nguồn cung gián đoạn.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần liên tục tăng cường kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, giữ ổn định thị trường tết”, ông Vũ Vinh Phú lưu ý.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM:

Hàng Tết Kỳ vọng sức mua tăng - Ảnh 2

Với tư cách cầu nối với các doanh nghiệp thực phẩm, tôi xúc động trước các doanh nghiệp đồng lòng chia sẻ cho an sinh của người dân TP HCM. Tôi biết nhiều do-anh nghiệp từ trong dịch bệnh đến giờ đưa sản phẩm ra hòa vốn, thậm chí lỗ, nhưng doanh nghiệp vẫn kiên quyết bảo đảm đủ lượng hàng hóa, giữ giá bình ổn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đó là tấm lòng của doanh nghiệp.

Để chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ, Thành phố đã có chương trình hỗ trợ, tạo động lực giúp cho doanh nghiệp đi tới trong giai đoạn kế tiếp.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 29/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV