tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hậu quả khó lường từ việc phong tỏa tài sản Nga

Chia sẻ: 

05/12/2023 - 09:09:00


Việc đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương Nga đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị.
 
Chú thích ảnh
Phương Tây đã phong tỏa lượng lớn tài sản của Nga ở nước ngoài và đang có kế hoạch chuyển cho Ukraine để tái thiết. Ảnh: Bloomberg

Theo nhận định của tờ Foreign Policy (Mỹ) ngày 3/12, việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine có vẻ hấp dẫn nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Đóng băng, thu giữ các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Thứ nhất, vấn đề tịch thu các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga không phải là một biện pháp trừng phạt. Theo định nghĩa của phương Tây, các biện pháp trừng phạt là những chính sách tạm thời gây ra tổn thất kinh tế nhằm thay đổi hành vi của mục tiêu. Các lệnh trừng phạt vừa là "cây gậy vừa là củ cà rốt", và nếu không thành công thì nên dỡ bỏ.

Cụ thể, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva nhằm mục đích làm giảm nguồn thu để duy trì cuộc xung đột của Nga, chẳng hạn bằng cách hạn chế nguồn thu của nước này từ xuất khẩu năng lượng. Như vậy, việc phong tỏa tài sản của Nga không phù hợp với định nghĩa về trừng phạt.

Thứ hai, việc tịch thu tài sản của Moskva sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tài chính đối với Điện Kremlin. Tài sản nắm giữ của ngân hàng trung ương Nga đã bị đóng băng và chừng nào xung đột còn tiếp diễn thì Điện Kremlin sẽ không có cơ hội tiếp cận được chúng.

Thứ ba, việc chuyển nguồn dự trữ của Nga sẽ cần có sự hợp tác từ Euroclear. Stablecoin (loại tiền điện tử được mã hóa) của Nga chủ yếu được tạo thành từ trái phiếu chính phủ châu Âu được nắm giữ dưới dạng điện tử. Ba phần tư số tài sản này được nắm giữ bởi Euroclear, một công ty của Bỉ.

Euroclear và ba công ty phương Tây khác – Clearstream ở Luxembourg, DTCC ở Mỹ và Jasdek ở Nhật Bản – thống trị thị trường toàn cầu cho các dịch vụ như vậy, vốn là cốt lõi của cơ sở hạ tầng thị trường tài chính toàn cầu. Trên thực tế, việc chuyển dự trữ của Nga sang Ukraine sẽ cần có sự hợp tác của Euroclear.

Việc "vũ khí hóa" các kênh tài chính phương Tây như Euroclear sẽ thúc đẩy sự phân mảnh tài chính. Nếu Euroclear tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu giữ dự trữ của Nga, các nền kinh tế mới nổi có thể cho rằng, giống như SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế), các công ty tài chính của phương Tây đã trở nên không đáng tin cậy. Các lựa chọn thay thế Euroclear không phải của phương Tây, chẳng hạn như dịch vụ thanh toán bù trừ chứng khoán của Trung Quốc, có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế không thuộc G7, dẫn đến sự phân mảnh tài chính.

Sự phân mảnh tài chính sẽ làm suy yếu hiệu quả lâu dài của các biện pháp trừng phạt. Nguy cơ gây xói mòn niềm tin hơn nữa vào các kênh tài chính phương Tây giải thích tại sao Mỹ không muốn hành động một mình khi nói đến việc kiểm soát nguồn dự trữ của Nga: Washington muốn giảm bớt tác động tiềm ẩn mà một động thái như vậy sẽ gây ra.

Bức tranh lớn hơn là sự phân mảnh tài chính đi kèm với những hậu quả to lớn. Theo thời gian, sự gia tăng của các cơ chế tài chính thay thế có nguy cơ khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây trở nên không hiệu quả.

Việc chiếm giữ nguồn dự trữ của Nga cũng có nguy cơ làm gia tăng sự phẫn nộ đối với phương Tây. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến sự bất bình ngày càng tăng đối với các nước phương Tây. Cuộc tranh luận về dự trữ của Nga được cả thế giới theo dõi chặt chẽ và có thể thúc đẩy xu hướng trên, khiến các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nền kinh tế mới nổi bày tỏ sự dè dặt nghiêm túc liên quan đến việc thu giữ những tài sản này.

Việc đóng băng tài sản của Nga còn có thể dẫn đến nhận thức về "tiêu chuẩn kép". Những tranh chấp gay gắt nổi lên về tính hợp pháp của việc thu giữ tài sản dự trữ của Nga cho thấy động thái như vậy không hề đơn giản theo luật pháp quốc tế. Dù kết quả thế nào, những cuộc tranh cãi này đã thúc đẩy nhận thức ngày càng tăng rằng các quốc gia phương Tây sẵn sàng thay đổi trật tự dựa trên luật lệ nếu nó phù hợp với mong muốn của họ, chẳng hạn bằng cách tạo ra luật mới để cho phép chiếm dự tài sản dự trữ của Nga.

Đối với những người chỉ trích, điều này củng cố cảm giác rằng châu Âu và phương Tây đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở Ukraine, phản ứng mạnh mẽ hơn với cuộc chiến ngay trước "cửa ngõ nhà mình" so với các cuộc chiến ở nơi khác.

Việc tịch thu tài sản dự trữ của Moskva cũng có thể tạo tiền lệ mà Bắc Kinh hoặc các nước khác có thể sử dụng. Nếu phương Tây đã tạo tiền lệ bằng cách tịch thu tài sản của Nga, thì rõ ràng các quốc gia khác như Trung Quốc hoặc Ấn Độ cũng có thể có quyền tịch thu tài sản của phương Tây nếu họ muốn.

Theo TTXVN/Tin Tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 21/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV