Hệ thống hóa di sản Hán Nôm Hải Dương05/03/2022 - 12:15:00 Di sản Hán Nôm là một bộ phận quan trọng trong kho tàng lịch sử Việt Nam. Để giúp những nhà khoa học và công chúng có thêm nguồn tư liệu chính xác cho việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa của vùng đất xứ Đông văn hiến, bộ sách “Di sản Hán Nôm Hải Dương” đã ra đời và được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng học thuật.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn khoảng 3000 hiện vật bia kí và hàng nghìn thư tịch Hán Nôm qua các thời kỳ. Một thời gian khá dài di sản này chưa được quan tâm nghiên cứu, tổng hợp và bảo tồn đúng mức cần thiết. Mặc dù tuổi cao nhưng với niềm đam mê khoa học, nhà sử học Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Dương vẫn miệt mài khảo sát, nghiên cứu văn bản Hán Nôm tại các di tích và kho tư liệu của Bảo tàng tỉnh. Sau quá trình làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ,bộ sách “Di sản Hán Nôm Hải Dương” 4 tập do ông cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Lan biên soạn, dịch thuật đã ra đời. “Di sản Hán Nôm Hải Dương” tổng hợp hàng trăm văn bản Hán Nôm tại các di tich quốc gia trong tỉnh được khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa đầy đủ. Các hạng mục văn bản được sao dịch bao gồm Văn bia, gia phả, sắc phong, hương ước, câu đối, đại tự…. Nội dung nguồn tài liệu này vô cùng phong phú, giúp ích cho công tác nghiên cứu lịch sử quốc gia nói chung, làng xã, dòng họ nói riêng với những thông tin chính các về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện… Những tư liệu Hán- Nôm được sao dịch là tài liệu bổ ích cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội. Nhiều văn bia, sắc phong không chỉ có nội dung tốt mà nghệ thuật thư pháp, điêu khắc, hội họa đạt đến đỉnh cao. Bộ sách “Di sản Hán Nôm Hải Dương” đã được trao giải B, giải thưởng Khoa học và công nghệ Côn Sơn lần thứ 5 và được gửi về Bảo tàng tỉnh và nhiều trường học, thư viện lưu trữ trong tỉnh phục vụ nghiên cứu, học tâp./. Minh Công
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|