tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hồi sinh những dòng sông

Chia sẻ: 

20/11/2023 - 16:40:00


Việt Nam nổi tiếng với hệ thống sông ngòi dày đặc, 2.360 con sông có chiều dài trên 10km, 112 cửa sông đổ ra biển. Trong dòng chảy thời gian, nhiều làng mạc, đô thị mọc lên ven sông. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tới nay nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý. Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, để xử lý ô nhiễm các dòng sông cần có chương trình mục tiêu quốc gia hồi sinh những dòng sông chết.

 

 

cover.jpg
Đã có rất nhiều ý kiến, dự án cải tạo sông Tô Lịch được đưa ra nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp nào thực sự khả thi. Ảnh: Quang Vinh.

Ngày 6/11, trả lời chất vấn ĐBQH tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, để cứu những dòng sông thoát khỏi ô nhiễm thì các đơn vị xả thải phải tham gia vào quá trình này.

Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp xả thải thẳng ra sông

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Thị Việt Hà (Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang) cho biết, nhiều năm qua, tình trạng nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân cả hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Được biết, tình trạng ô nhiễm của sông Cầu có nguyên nhân từ nguồn ô nhiễm sông Ngũ Uyển Khê, một ngày xả thải khoảng 15.000m3 chưa được xử lý từ các cụm công nghiệp và hoạt động của các làng nghề, trong đó có làng nghề giấy Phong Khê.

Tất nhiên không chỉ Bắc Giang, mà nhiều dòng sông tại các tỉnh/thành khác cũng đã và đang bị ô nhiễm, kể cả trường hợp còn bị coi là “bức tử”.

Thông tin từ Bộ TNMT, đến năm 2022, cả nước có 291 khu công nghiệp (KCN) nhưng chỉ có 265 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong 734 cụm công nghiệp, chỉ có 179 cụm công nghiệp có khu xử lý nước thải tập trung. Trong 26 KCN chưa có xử lý nước thải có 7 KCN đang trong giai đoạn hoàn thành.

Trước tình hình đó, Bộ TNMT đã đề ra nhiều giải pháp; kiên quyết và chỉ cho phép các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung của KCN. Với KCN mới, muốn đi vào hoạt động phải hoàn thành tiêu chí bảo vệ môi trường, trong đó có hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời, Bộ TNMT đề nghị UBND cấp tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, đặc biệt tại các cụm công nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử phạt hành chính.

“Hiện nay chúng ta đang chỉ đạo xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Do vậy, kiên quyết không tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất các dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong khu sản xuất kinh doanh tập trung, KCN chưa có hệ thống thu gom” - Bộ trưởng TNMT nói.

Quy định là vậy, quyết tâm là vậy nhưng xem ra cũng đã muộn khi mà nhiều dòng sông đã “đổi màu” và dần trở thành các con sông chết.

anhtren67.jpg
Đoàn viên, thanh niên xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TPHCM) phối hợp với nhóm Sài Gòn Xanh nạo vét khơi thông dòng chảy tại cầu Rạch Chùa Lớn ) ấp 5, Lê Văn Lương, xã Phước Kiển. Ảnh: Kiến Hưng.

Báo động từ 3 lưu vực sông

Hệ thống sông ngòi nước ta dày đặc, là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật, là nguồn sống của triệu người. Khi sông ô nhiễm sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống con người và các loài thủy sinh.

Theo Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường (Bộ TNMT), chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị suy thoái, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm nước gồm sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai. Theo thống kê, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong vì bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Một khảo sát của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, do quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu phát triển kinh tế... đã kéo theo nhiều hệ lụy gây ô nhiễm môi trường. Những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường nước nặng nề.

Tuy nhiên, không chỉ hoạt động sản xuất mà mặt trái của dân số đông cũng là một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các sông. Nhiều nơi, người dân khu vực ven sông vẫn thản nhiên đổ chất thải trực tiếp xuống sông. Do các hoạt động vô ý thức mà các con sông sau đã bị ô nhiễm trầm trọng, không chỉ trực tiếp tại nơi xả thải mà nước bẩn tiếp tục lan rộng theo dòng chảy.

Có thể nêu ví dụ với lưu vực sông Nhuệ, phụ lưu của sông Đáy, chảy qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Đây từng là một con sông trong xanh êm ả, thì nay cũng chỉ còn là hoài niệm. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và rác thải ở khu vực dân cư và KCN quanh sông đổ thẳng trực tiếp ra dòng sông này, với 400 xí nghiệp và khoảng 11.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công, trung bình 20 triệu m3/năm.

Ở những đoạn sông ô nhiễm nặng, không còn tìm thấy cá.

Còn tại khu vực sông Cầu, lượng chất thải lỏng ước tính khoảng 40 triệu m3/năm. Riêng khu vực sông chảy qua Thái Nguyên khoảng 24 triệu m3/năm, trong đó có nhiều kim loại độc hại như selenium, mangan, chì, thiếc, thủy ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc...

Trong các phụ lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số ô nhiễm nguồn nước phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến hơn 50 lần, như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa tan (DO), tổng cặn lơ lững (TSS), nitrite (NO2).

Với sông Đồng Nai, hàng năm sông ngòi ở lưu vực này cũng phải hứng chịu khoảng 40 triệu m3 nước thải công nghiệp, không kể trên 30.000 cơ sở sản xuất hóa chất rải rác. Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật; nơi đây còn từng xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa, như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than. Nặng nề nhất là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước từ các bãi rác và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào.

Vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm

Trước nay, nhiều vụ xả thải không qua xử lý đầu độc các dòng sông bị phát hiện, nhưng dư luận cho rằng việc xử lý còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe.

Tháng 5/2021, UBND thành phố Long Xuyên ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính Công ty TNHH Châu Việt Long với số tiền 36 triệu đồng vì xả thải trực tiếp ra sông. Trước đó, người dân phản ánh Chợ đầu mối thủy hải sản Bình Khánh của Công ty TTNHH Châu Việt Long đã xả thải trực tiếp ra sông Hậu mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào.

Đoàn kiểm tra của UBND thành phố Long Xuyên đã chỉ ra các hành vi sai phạm, như: thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý môi trường; không vận hành thường xuyên đối với công trình bảo vệ môi trường.

Nhiều vi phạm nhưng xử phạt nhẹ, chỉ với 36 triệu đồng thì không thấm vào đâu.

Cách đây chưa lâu, ngày 28/7/2023, Chánh Thanh tra Bộ TNMT ra quyết định (số 66) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Môi trường Thái Nguyên, số tiền 954.700.000 đồng. Lý do là Công ty này đã có các hành vi xả thải vượt quy chuẩn. Cụ thể, đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên (trong trường hợp lượng nước thải từ 5m3/ngày đến dưới 10m3/ngày). Công ty cũng đã thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải 18.263m3/giờ.

Trước đó, ngày 28/6, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Nam phát hiện bắt quả tang Công ty TNHH dệt may Vũ Băng (chuyên tái chế vải sợi, trụ sở tại huyện Lý Nhân, Hà Nam) thực hiện hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Châu Giang. Căn cứ các hành vi vi phạm, Công an tỉnh Hà Nam đã tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường số tiền hơn 2,6 tỷ đồng đối với Công ty TNHH dệt may Vũ Băng.

Có thể thấy, việc xử lý hành vi xả thải ra sông chưa qua xử lý cần phải được tiến hành kiên quyết hơn, mức phạt phải tương xứng với hành vi sai phạm, tính đến tác hại trước mắt cũng như lâu dài. Chỉ có như vậy, dần dần các dòng sông mới được hồi sinh.

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi chằng chịt và đầy tiềm năng với tổng chiều dài hơn 41.900km. Tổng cộng khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Trong đó có 109 sông chính, 93% sông sông nhỏ và ngắn. Dọc bờ biển, cứ khoảng 23 km sẽ có một cửa sông. Hệ thống 16 lưu vực sông lớn với diện tích trung bình trên 2500 km2 và chiếm 9/16 lưu vực có diện tích trên 10.00 km2. Các hệ thống sông lớn bao gồm: Hệ thống sông Hồng: Tổng chiều dài 1.149km, diện tích lưu vực 143.700 km2. Đây là hệ thống sông lớn với rất nhiều phụ lưu; Hệ thống sông Thái Bình: Tổng chiều dài khoảng 16.50 km, diện tích lưu vực khoảng 10.000 km2; Hệ thống sông Mã; Hệ thống sông Cả; Hệ thống sông Thu Bồn; Hệ thống sông Ba; Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV