tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII

Chia sẻ: 

05/07/2022 - 11:14:00


Sáng 5/7, tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII tổ chức Khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày với nhiều nội dung quan trọng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Xuân Thăng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Văn Hiệu chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng nêu rõ những vấn đề đưa ra và thảo luận tại Hội nghị lần này rất quan trọng; nhất là thảo luận cho ý kiến về Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, xác định những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Bí thư tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh: 

Thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như việc triển khai các công trình trọng điểm, tiến độ thực hiện các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị còn chậm; giải phóng mặt bằng vẫn là một điểm nghẽn ở một số địa phương; Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tăng chậm; Số lượng doanh nghiệp thành lập mới chưa đạt chỉ tiêu đề ra...

Các đại biểu dự hội nghị 

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra những mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh và 6 nhóm giải pháp chủ yếu mang tính đột phá thực hiện quy hoạch. Dự thảo xác định tầm nhìn chiến lược tới năm 2050 phát triển tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại, văn minh, phát triển bền vững và giàu bản sắc văn hóa xứ Đông. Phấn đấu đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trung tâm công nghiệp, đô thị hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng; là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 12,5%/năm; tỷ trọng cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp-công nghiệp, xây dựng-dịch vụ sẽ đạt tương ứng là 4,8% - 63,9% - 31,3% năm 2030; quy mô nền kinh tế trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước, đứng thứ 4/11 vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng tại hội nghị, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh báo cáo tóm tắt, làm rõ một số nội dung về thực trạng phát triển; quan điểm, mục tiêu phát triển và các đột phá phát triển; phát triển ngành, lĩnh vực; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, khai thác, bảo vệ tài nguyên, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu; các dự án trọng điểm; các nhóm giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch...

Đại diện đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Hải Dương báo cáo tóm tắt, làm rõ một số nội dung trong quy hoạch tỉnh

Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 nêu rõ, 6 tháng đầu năm tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 6 cả nước, đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Chỉ rõ một số hạn chế, nguyên nhân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng 10% trở lên.

Đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đọc tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050​

Trong tờ trình về kết quả công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nêu bật kết quả, chỉ ra những vấn đề hạn chế và xác định tiếp tục tập trung tuyên truyền; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh thực hiện việc kết nạp đảng viên mới bảo đảm cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục chú trọng công tác cán bộ; kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng; công tác nội chính và phòng chống tham nhũng. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới hoạt động; tăng cường giám sát và phản biện xã hội...

Hội nghị cũng đã nghe Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá thời gian qua, chất lượng quy hoạch khoáng sản chưa tốt; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản còn nhiều hạn chế… Mục tiêu đến năm 2025 Hải Dương sẽ hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản đồng bộ; khoáng sản được chế biến phục vụ phần lớn cho nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh mà không được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đến năm 2030, hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn thiện, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia; hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ, bảo đảm an toàn, giảm ô nhiễm…

Các đồng chí: Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị

Tiếp tục chương trình làm việc, trong nửa cuối buổi sáng và chiều nay, Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh chia thành 4 tổ thảo luận, tham gia ý kiến vào các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ…

 Các ý kiến thảo luận cơ bản nhất trí với nội dung các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về dự thảo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022… Nhất trí về quan điểm, mục tiêu phát triển trong dự thảo Quy hoạch tỉnh với tầm nhìn chiến lược và 4 nguyên tắc "Thịnh vượng, Toàn diện, Kết nối và bền vững", một số ý kiến đề nghị cần đưa ra các nhóm giải pháp đồng bộ đảm bảo tính khả thi để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2025, 2030 và 2050, đặc biệt là mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương… 

Các đại biểu thống nhất cao với quan điểm phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa xứ Đông với phát triển kinh tế, trong đó con người là trung tâm của sự phát triển, văn hóa là bản sắc, động lực phát triển của tỉnh. Về kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, đa số các ý kiến cho rằng để có sự tăng trưởng đột phá với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2021-2030 là 12,5%/năm cần tập trung vào các nhóm giải pháp tổng thể; chú trọng các dự án trọng điểm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế; đặc biệt là tính toán nguồn lực để đạt mục tiêu, khát vọng phát triển của tỉnh... Một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ và các vùng huyện, liên huyện đã đảm bảo kết nối, liên hệ giữa thực trạng của từng địa phương…

Thủ trưởng một số sở, ngành, đoàn thể và cấp phó các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự hội nghị 

Đối với kết quả phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu, các đại biểu cho rằng mức tăng trưởng đạt 11,8% là minh chứng rõ nét của sự thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Nhiều ý kiến phân tích, chỉ rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém, những điểm nghẽn, nút thắt trong công tác chỉ đạo, điều hành và đề xuất thêm một số giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên trong năm 2022. 

Đối với kết quả công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu nêu ý kiến đánh giá, nhận định bên cạnh kết quả đạt được cũng vẫn còn một số hạn chế như hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chậm đổi mới và kém hiệu quả, cần có giải pháp cụ thể để khắc phục, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên và thực hiện có hiệu quả công tác tạo nguồn phát triển đảng viên…

 Tại 4 tổ thảo luận, các đại biểu tham gia nhiều ý kiến về kết quả cuộc kiểm tra thứ nhất và cuộc kiểm tra thứ hai trong chương trình kiểm tra, giám sát của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2022. Cơ bản nhất trí với dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung, giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình này…

Hoàng Công
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 19/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV