tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khảo sát kinh doanh năm 2024: Khởi sắc nhưng còn nhiều lo toan

Chia sẻ: 

13/01/2025 - 06:48:00


Công ty CP Công nghệ Sapo mới công bố kết quả khảo sát từ 15.000 nhà bán hàng trên toàn quốc, phản ánh bức tranh kinh doanh bán lẻ trong năm 2024 với nhiều điểm sáng và thách thức. Báo cáo chỉ ra sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng

33% nhà bán hàng ghi nhận doanh thu tăng trưởng.

Nhóm có doanh thu tăng trưởng tập trung tại Hà Nội và TP.HCM (67%), quy mô nhân sự chủ yếu dưới 5 người, có mức doanh thu phổ biến vượt 500 triệu VNĐ/tháng, nhờ tận dụng tốt bán đa kênh và các hình thức quảng cáo trực tuyến. Đây là nhóm bán hàng đa kênh chuyên nghiệp và có chiến lược phát triển kinh doanh rõ ràng, khi chú trọng đầu tư giải pháp để tối ưu hiệu quả quảng cáo, năng suất làm việc của nhân sự và khai thác tối đa doanh thu thông qua việc khuyến khích khách hàng mua thêm hoặc nâng cấp sản phẩm. Ngành hàng thời trang, đồ gia dụng và thực phẩm đóng góp tỷ lệ tăng trưởng cao nhất nhờ sức mua ổn định và chương trình khuyến mãi linh hoạt.

Hơn 80% nhóm có doanh thu tăng trưởng đang lạc quan và kỳ vọng thị trường tiến triển tốt trong năm 2025. Nhiều nhà bán hàng có kế hoạch phát triển các chiến lược mới như livestream chốt đơn, mở rộng kinh doanh trên nền tảng xã hội. So sánh tương quan với kết quả khảo sát trong 6 năm trở lại đây, tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu của năm 2024 cao hơn 2023 nhưng vẫn chưa đạt được con số tích cực như năm 2022 (hình minh hoạ đính kèm). Tăng trưởng không đồng đều trên nhóm kênh bán hàng chính.

sapo_-_bc_tinh_hinh_kinh_doanh_2024_1.png

 

66% nhà bán hàng nhận định năm 2024 không có sự tăng trưởng, trong đó phần lớn ghi nhận giảm doanh thu từ 10% trở lên. Họ chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp đang dùng kênh bán hàng truyền thống (bán tại cửa hàng), tỷ lệ sử dụng kênh online hoặc đa kênh thấp hơn nhóm có sự tăng trưởng doanh thu. Nhiều nhà bán hàng trong nhóm này chưa tiếp cận hoặc chưa sử dụng các chương trình hỗ trợ tài chính. Họ chú trọng các công cụ báo cáo chi phí và hiệu suất hơn là các giải pháp tự động hóa; hạn chế trong đầu tư quảng cáo và tập trung vào các kênh miễn phí hoặc chi phí thấp. Nhóm nhà bán hàng không tăng trưởng doanh thu có xu hướng thận trọng trong kế hoạch 2025; 30% trong nhóm này ưu tiên duy trì hoạt động tương đương 2024 và chưa mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh.

Bán hàng đa kênh vẫn là hình thức kinh doanh hiệu quả nhất

55,7% nhóm nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu đang áp dụng mô hình đa kênh, với doanh thu phần lớn nằm trong khoảng 200 triệu đến 1 tỷ đồng/tháng. Điều này cho thấy chiến lược đa kênh là yếu tố quan trọng giúp bán lẻ đạt mức tăng trưởng cao, tiếp cận nhiều tệp khách hàng và tối ưu doanh thu.

Khi nói về kỳ vọng công nghệ hỗ trợ kinh doanh, phần lớn nhà bán hàng muốn ứng dụng các tính năng và kết nối các phần mềm hiệu quả hơn nhằm tối giản công tác vận hành, tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho người mua hàng và tăng doanh thu bền vững. Điều này cũng cho thấy mong muốn của họ là hợp nhất các kênh bán hàng trên một hệ thống quản trị duy nhất, hướng tới hợp kênh toàn diện và chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm.

"Nhà bán hàng cần không chỉ hiện diện đa kênh mà còn tích hợp sâu giữa các kênh, lấy người mua làm trung tâm để tạo trải nghiệm liền mạch, nâng cao cạnh tranh và doanh thu. Hợp kênh giúp tập trung dữ liệu khách hàng để xây dựng chương trình loyalty, tăng tỷ lệ mua lại và tối đa hóa doanh thu. Quản lý bán hàng hợp kênh là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ", bà Lê Thị Dung, Giám đốc tăng trưởng của Sapo chia sẻ.

sapo_-_bc_tinh_hinh_kinh_doanh_2024_2.png

Thương mại điện tử vẫn giữ vững "ngôi vương

Theo kết quả khảo sát, 77% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất một kênh bán hàng trực tuyến (sàn TMĐT/ mạng xã hội/ website/ cộng tác viên affiliate/ dropship,...), với quy mô phổ biến là từ 1-5 gian hàng (chiếm gần 90%). Nhà bán hàng có doanh thu tăng trưởng đang chú trọng và dành nhiều ngân sách cho quảng cáo qua mạng xã hội như Instagram, TikTok và Facebook, cũng như các sàn TMĐT như Shopee. 100% dự định 2025 đều nhắc đến việc mở rộng kênh bán trực tuyến như TikTok Shop, Shopee, Facebook,... Điều này cho thấy nhà bán hàng vẫn xem các kênh online là trọng tâm, khẳng định vị thế của TMĐT trong bán lẻ hiện đại.

Trong năm 2024, các mạng xã hội lớn như Facebook (Meta) và TikTok (Bytedance) đã đầu tư rất nhiều vào các công cụ hỗ trợ tiếp thị nhằm tăng tỷ lệ quảng cáo trúng đích, quảng cáo đúng nhu cầu và quảng cáo sáng tạo. Từ AI tối ưu quảng cáo trên Facebook đến ra mắt hình thức quảng cáo tin nhắn trên TikTok, đều góp phần khiến các kênh tiếp thị này được tin tưởng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các hình thức bán hàng trực tuyến trong năm 2024 vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Cạnh tranh gay gắt đến từ các sàn TMĐT quốc tế gia nhập vào thị trường (Temu, Shein) hay thông quan trực tiếp về Việt Nam (Taobao Alibaba) đã khiến áp lực với nhóm bán thương mại điện tử càng trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Mặt khác, các phí nền tảng kinh doanh trên sàn đã tăng hơn so với các năm trước, đi kèm với đó là thuế được quản lý chặt chẽ hơn, nhà bán hàng đối mặt với thách thức trong việc tối ưu chi phí vận hành để đảm bảo được lợi nhuận. Cuộc canh tranh khốc liệt về giá đang có xu hướng giảm nhiệt, thay vào đó các nhà bán hàng bắt đầu có xu hướng kinh doanh bền vững để đảm bảo lợi nhuận. Luật quản lý thuế mới được Quốc hội thông qua về việc yêu cầu các sàn TMĐT nộp thuế thay cho nhà bán hàng được dự đoán sẽ giảm bớt gánh nặng thủ tục, mở ra một cơ chế minh bạch và đơn giản hơn.

sapo_-_bc_tinh_hinh_kinh_doanh_2024_3.png

Bùng nổ livestream bán hàng kéo theo một số rủi ro

Theo khảo sát, Facebook Live chiếm 23% và TikTok Live chiếm 18% tổng số phiên livestream của nhà bán hàng đang kinh doanh đa kênh hoặc chỉ bán online. Shopee Live kém phổ biến hơn (10%), chủ yếu được sử dụng bởi doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyên bán trên sàn TMĐT.

Với bán hàng qua livestream, dù chậm chân hơn so với TikTok và Shopee nhưng Facebook không thể đứng ngoài cuộc chơi. Trong năm 2024, dựa vào việc kết hợp với các nền tảng quản lý bán hàng như Sapo, Meta đã chính thức ra mắt Facebook LiveShopping - tính năng cho phép nhà bán hàng vừa phát trực tiếp vừa gắn giỏ hàng để người mua chọn sản phẩm và thanh toán nhanh chóng ngay trong phiên live. Tính năng này dự kiến sẽ được Meta tiếp tục đẩy mạnh trong 2025, đáp ứng nhu cầu bán hàng mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Bà Lê Thị Nga, Giám đốc Sapo Social Commerce & Shipping phát biểu: “Các buổi livestream có nội dung sáng tạo và tương tác với khách hàng qua minigame có thể tăng tỷ lệ xem đến 35% so với các buổi chỉ giới thiệu sản phẩm thông thường. Khi kết hợp với các dịch vụ vận chuyển nhanh và chính xác, nhà bán hàng sẽ tạo ra một chuỗi giá trị hoàn chỉnh, từ việc tiếp cận khách hàng đến giao hàng tận nơi, giúp tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng”.

Hơn 66% nhà bán hàng quy mô nhỏ và vừa chưa sử dụng livestream, cho thấy tiềm năng lớn chưa được khai thác. Họ chưa ứng dụng được livestream vì còn thiếu hiểu biết về cách vận hành hoặc thiếu nguồn lực. Mặt khác, các nhà bán hàng cần đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và các quy định ngày càng chặt chẽ của nền tảng khi phát trực tiếp. Nhà bán hàng tham gia khảo sát cho biết họ gặp một số vấn đề như lỗi kỹ thuật và quản lý vận hành chưa tốt khi livestream.

sapo_-_bc_tinh_hinh_kinh_doanh_2024_4.png

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành tất yếu

94,4% nhà bán hàng chấp nhận ít nhất một phương thức thanh toán không tiền mặt, trong đó chuyển khoản qua VietQR hay số tài khoản ngân hàng đang được ưa chuộng nhất (91%) vì sự tiện lợi và đối soát nhanh chóng. Tuy nhiên, thanh toán QR bùng nổ đặt ra bài toán về cách thức hiển thị mã QR và quản lý dòng tiền hiệu quả để tránh sai sót, gian lận. Nhà bán hàng ưu tiên tốc độ xử lý nhanh và thời gian nhận tiền để đảm bảo dòng tiền linh hoạt. Chi phí dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt với các cửa hàng hay gian hàng quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Xu hướng hiển thị mã QR động và sử dụng loa đọc giao dịch thanh toán giúp tăng cường tính bảo mật và giảm sai sót trong khâu thanh toán. 29,6% cửa hàng sử dụng QR động tích hợp trên phần mềm bán hàng. Đặc biệt, các thiết bị thanh toán tích hợp NFC - thanh toán không tiếp xúc dự đoán sẽ nổi bật trên thị trường trong 2025, giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng và tăng cường an toàn bảo mật trong hoạt động thanh toán.

“Ngày nay, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn phương thức thanh toán mà đòi hỏi nhà bán hàng phải tích hợp các phương thức thanh toán vào hệ thống quản lý bán hàng của mình nhằm tạo ra trải nghiệm mua hàng liền mạch”- Bà Vũ Thị Hiền, Giám đốc Khối Tài chính Số, Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo

AI đã trở thành công cụ không thể thiếu trong bán hàng tại Việt Nam

Từ việc phân tích dữ liệu khách hàng, tư vấn sản phẩm tự động, đến tối ưu quảng cáo và chiến dịch tiếp thị, AI giúp các nhà bán lẻ tăng hiệu quả và nâng cao lợi nhuận. Nhà bán hàng là khách hàng Sapo cho biết “AI trợ giúp trong công việc hàng ngày” và họ cần “bổ sung nguồn nhân lực thành thạo AI để tiết giảm chi phí vận hành”.

Báo cáo "Tech Trends 2024" của Statista đề cập đến việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ngành công nghiệp, bao gồm cả bán lẻ, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nâng cao trải nghiệm mua sắm thông qua công nghệ.

Ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc Công nghệ (CIO) của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo, nhấn mạnh: "Đầu tư vào các giải pháp công nghệ hiện đại, đặc biệt là phần mềm quản lý bán hàng tích hợp AI, là yếu tố then chốt để tối ưu hóa quy trình vận hành và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Công nghệ AI không chỉ tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại mà còn cung cấp khả năng phân tích dữ liệu sâu, dự đoán xu hướng và tối ưu hóa chiến lược bán hàng. Đặc biệt, việc đào tạo đội ngũ bán hàng để khai thác hiệu quả những lợi ích của AI sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự đột phá trong kinh doanh và đạt được những thành công vượt trội."

sapo_-_bc_tinh_hinh_kinh_doanh_2024_16.png

Dự báo xu hướng 2025 và khuyến nghị cho nhà bán hàng

59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025. Vì vậy, đông đảo nhà bán hàng muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí: 46% muốn mở thêm kênh bán, 45,8% dự định sẽ đa dạng mặt hàng và 30,8% muốn mở rộng quy mô, thêm chi nhánh, nhân viên. Mở rộng kênh bán hàng là chiến lược trọng tâm của 2025, bao gồm mạng xã hội (28%), sàn TMĐT (23%) và TikTok Shop (21%).

Để bắt nhịp nhanh chóng với thị trường và đạt được mục tiêu doanh thu như kỳ vọng. Nhà bán hàng nên ưu tiên áp dụng công nghệ và chăm sóc khách hàng trong mức phù hợp với ngân sách, đảm bảo được lợi nhuận và chi phí không bị đội lên quá cao.

Áp dụng công nghệ phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại: Nhà bán hàng nên cân nhắc giải pháp công nghệ phù hợp với quy mô và khả năng tài chính, đồng thời dễ dàng mở rộng tính năng khi cần thiết. Đầu tư công nghệ có thể giúp giảm bớt gánh nặng chi phí nhân sự và tạo ra hiệu quả doanh thu cao hơn. Nhu cầu tất yếu của phần lớn nhà bán hàng là tích hợp các hệ thống công nghệ lên phần mềm quản lý bán hàng, từ CRM quản lý thông tin khách hàng hay quản lý hoá đơn điện tử đến quản lý nhân sự, chấm công, tính lương. Một công cụ có thể giải quyết nhiều bài toán cho nhiều mô hình, từ cá nhân, hộ kinh doanh đến doanh nghiệp.

Tập trung vào chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng: Thay vì chạy theo các chương trình chăm sóc khách hàng tốn kém, nhà bán hàng có thể triển khai các hình thức khuyến mại nhỏ như giảm giá theo combo sản phẩm hoặc tặng quà đi kèm chi phí thấp. Những chương trình đơn giản nhưng nhắm đúng nhu cầu khách hàng có thể làm tăng tần suất mua sắm đáng kể. Với nhà bán hàng nhỏ lẻ, các chương trình giảm phí vận chuyển nội thành hoặc khuyến mại giờ vàng cũng có thể mang lại hiệu quả mà không cần chi tiêu quá lớn.

Tăng cường khai thác thương mại xã hội (social commerce) để giảm áp lực thuế phí, sáng tạo nội dung, tận dụng các nguồn quảng bá chi phí thấp: Nhà bán hàng nhỏ lẻ có thể tận dụng các buổi livestream, video ngắn hoặc tiếp thị liên kết (affiliate) trên Facebook và TikTok để tương tác trực tiếp với khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu và gia tăng doanh thu mà không cần chi nhiều cho quảng cáo trả phí. Ngoài ra, việc kết hợp các chương trình khuyến mại nhỏ như tặng quà hoặc giảm giá trong phiên phát trực tiếp có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, giúp tăng cơ hội chuyển đổi đơn hàng hiệu quả.

Năm 2025 là một năm đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ tại Việt Nam. Sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trong kỷ nguyên số hướng tới hành trình mua hàng liền mạch, giàu trải nghiệm. Họ kỳ vọng vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giao hàng nhanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Nhà bán hàng cần tập trung vào chiến lược số hóa, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và linh hoạt thích ứng với xu hướng mới. Sapo cam kết đồng hành cùng các nhà bán hàng trong hành trình phát triển, cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến và hỗ trợ chiến lược toàn diện.

Theo VOV
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 13/01/2025

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV