tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khó hơn lên trời!

Chia sẻ: 

16/10/2024 - 08:54:00


Theo quy định, để hoàn thành việc bảo hộ một nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ mất khoảng 1 năm, song không ít người phải chờ đợi 5-6 năm. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp tốn thời gian, công sức, chi phí mà còn mất cơ hội kinh doanh.

Bài 1: Mất thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh

6 năm chờ đợi trong vô vọng

Bức xúc vì mất 6 năm vẫn chưa xong văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sơn do mình tự sản xuất, chị Như Trang (Hà Nội) cho biết vừa phải thuê luật sư vào cuộc khi được biết có doanh nghiệp nộp đăng ký sau chị một năm nhưng đã được cấp nhãn hiệu giống tên mà chị trầy trật làm thủ tục bấy lâu.

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khó hơn lên trời!- Ảnh 1.
 

Sáu năm, Hợp tác xã Nông sản dược liệu Mạnh Hương (Lào Cai) vẫn chờ đợi trong vô vọng dù nhãn hiệu thuê thiết kế độc quyền.

Theo chị Trang, đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên chị nộp vào năm 2019 thông qua một đơn vị dịch vụ. Đến năm 2021, chị nhận được thông tin từ chối bảo hộ vì có đơn vị đang sở hữu nhãn hiệu này. Sau đó, chị được một cán bộ thuộc Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn chờ hết thời hạn nhãn trên thì nộp đơn đăng ký lại.

Đến tháng 4/2021, chị Trang nộp lại đơn như hướng dẫn và một tháng sau nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, chị Trang không nhận được bất kỳ thông tin, hướng dẫn hay kết quả nào cho đơn đăng ký. Chị đã chủ động liên lạc qua điện thoại tổng đài công bố trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, song không một ai nghe máy.

"Có những ngày tôi gọi hàng chục cuộc, gọi ngày này qua tháng khác cũng không được hồi âm", chị Trang bức xúc.

Chị Trang buộc phải tìm đến một đơn vị dịch vụ nhờ hướng dẫn. Điều bất ngờ là Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ từ tháng 11/2023 với lý do "không trả lời công văn"!

"Vấn đề ở chỗ, chúng tôi không nhận được bất kỳ giấy tờ nào, sao lại đưa ra lý do chúng tôi không trả lời công văn?", chị Trang bức xúc.

Gọi "cháy máy" chẳng ai nghe

Đáng nói, chị Trang không phải khách hàng duy nhất rơi vào tình cảnh như vậy.

Chị Nguyễn Thị Hương (Lào Cai) phản ánh, sau khi nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2019, chị đã gọi không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để kiểm tra tình trạng hồ sơ mà không nhận được phản hồi nào. Do ở xa, không dễ gì đến tận nơi, chị chỉ biết chờ đợi từ năm 2019 đến nay.

Chị kể, nộp đơn từ tháng 7/2019, tháng 8 nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Chờ đợi gần 2 năm, chị nhận được thông báo từ chối cấp văn bằng do không nộp lệ phí cấp văn bằng.

Bức xúc vì không nhận được thông báo nộp tiền nhưng lại nhận được thông báo từ chối, chị Hương đặt dấu hỏi về quy trình cấp đơn. Trùng hợp ở chỗ, trong thời gian chờ đợi, chị nhận được rất nhiều lời mời bảo hộ từ các công ty dịch vụ với cam kết không đến một năm sẽ hoàn thành.

"Tôi là người làm công tác hành chính ở địa phương, nên nhất quyết không làm dịch vụ vì muốn xem hệ thống một cửa ở đơn vị lớn thực hiện ra sao. Điều làm tôi thất vọng là không cách nào gọi điện thoại được cho cơ quan này", chị Hương ngán ngẩm.

Được tư vấn làm đơn khiếu nại, chị nhờ một người quen ở Hà Nội nộp đơn vào tháng 4/2022, rồi tiếp tục chuỗi ngày chờ đợi cho đến hôm nay.

Đại diện một đơn vị dịch vụ khẳng định, việc tự đăng ký nhãn hiệu như "trò may rủi", vì thường những đơn vị làm dịch vụ sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ sẽ gấp 2-3 lần chi phí tự làm.

"Cơ hội được cấp văn bằng khi tự làm rất hạn chế, hoặc nếu được thì cũng phải chờ đợi thời gian rất lâu, trường hợp như chị Trang hay chị Hương là điển hình", vị này cho biết.

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh

Việc chậm trễ bảo hộ nhãn hiệu khiến chị Trang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, khi đây được xem là "giấy phép" để đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối.

"Đi chào hàng ở bất cứ đâu, việc đầu tiên là phải trình chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Có những nơi cho nợ, nhưng một thời gian sau không trình được thì đành mang hàng về. Suốt 6 năm nay, các mối làm ăn của tôi đều không giữ được do đối tác không tin tưởng đây là nhãn hiệu của công ty, mà có thể là đạo, nhái", chị Trang cho hay.

Theo chị việc đối tác xử lý như vậy là điều hiển nhiên, bởi họ lo sợ sẽ vi phạm khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra. Chính chị Trang cũng lo khi sản xuất hàng tại nhà máy mà chưa được công nhận nhãn hiệu của mình.

"Ước tính thiệt hại do để tuột mất cơ hội kinh doanh hàng tỷ đồng mỗi năm, tôi đang "đặt hàng" luật sư tư vấn có thể kiện cơ quan cấp sở hữu trí tuệ. Ngoài yêu cầu được bồi thường, điều tôi mong muốn là hệ thống một cửa của Cục Sở hữu trí tuệ cần làm thực chất trên tinh thần là đối tác, không để doanh nghiệp tự mò như hiện nay", chị Trang nói.

Tương tự, chị Hương cho biết, không chỉ mất đi cơ hội phát triển kinh doanh, sản phẩm của chị còn bị thua thiệt trong khi tham gia chương trình OCOP - chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

"Các sản phẩm như: Tinh bột nghệ, sắn dây, chè lá, cao lá… là đặc sản của địa phương. Muốn được chứng nhận sản phẩm OCOP theo sao, bậc phải đảm bảo nhiều yếu tố, trong đó, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một trong những tiêu chuẩn chính.

Việc không có văn bằng khiến chúng tôi "lỡ nhịp" nhiều lần đánh giá cho sản phẩm của mình", chị Hương phản ánh.

Theo Báo Giao Thông
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV