Không thu nhận thông tin về ADN, giọng nói khi làm hồ sơ cấp thẻ căn cước từ 1-709/04/2024 - 20:38:00 Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói khi làm hồ sơ cấp thẻ căn cước, mà điều này được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin...
Theo Luật Căn cước, công dân không có nơi thường trú, tạm trú vẫn được cấp thẻ căn cước. Những thẻ căn cước công dân đã được cấp vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ. Luật Căn cước quy định việc sắp xếp, lược bỏ một số thông tin in trên thẻ căn cước công dân như vận tay, đặc điểm nhân dạng, thay thế thông tin về nơi thường trú, quê quán thành nơi cư trú, nơi đăng ký khai sinh... nhằm bảo đảm thuận lợi cho công dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân, bảo đảm tính riêng tư cho công dân khi thông tin sinh trắc học về vân tay được lưu trữ bảo mật trong chíp điện tử. Việc cấp đổi thẻ căn cước khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của công dân (không bắt buộc); công dân có thể lựa chọn việc tích hợp thông tin vào căn cước công dân điện tử. Đây là tiện ích miễn phí trên ứng dụng VNeID để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác mà không phải cấp đổi thẻ căn cước công dân. Đối với việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt, điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước nêu rõ “người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước”. Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước. Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước. Như vậy, cơ quan quản lý căn cước sẽ không tiến hành việc thu nhận thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói trong quá trình thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước. Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước. Về việc bỏ thông tin quê quán, vân tay, đặc điểm nhân dạng trên thẻ căn cước, điều này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Việc chỉnh lý thông tin “nơi thường trú” in trên thẻ căn cước công dân thành “nơi cư trú” in trên thẻ căn cước để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú. Với quy định này, tất cả người dân Việt Nam đều đủ điều kiện để được cấp thẻ căn cước; được bảo đảm quyền lợi khi có được giấy tờ tuỳ thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu Theo An ninh Thủ đô
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|