tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,
Chính phủ ban hành nghị quyết về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch

Kiểm soát dịch ở TPHCM trước 15/9

Chia sẻ: 

11/08/2021 - 08:09:00


Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa được Chính phủ ban hành yêu cầu không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh ở TPHCM trước ngày 15/9; các tỉnh Bình Dương, Long An, Ðồng Nai và những tỉnh khác vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9.
Tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM. Ảnh: PV
Tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM. Ảnh: PV
 

Không giãn cách xã hội hình thức,“chặt ngoài, lỏng trong”

Nghị quyết Chính phủ yêu cầu, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh.

Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định. Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, các địa phương có thể kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

Đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất.

Về mục tiêu, Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021; còn các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát trước ngày 1/9/2021; các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.

Thêm 8.390 ca mắc, 388 bệnh nhân COVID-19 tử vong

Tối 10/8 Bộ Y tế cho biết, trong ngày Việt Nam có thêm 8.390 ca nhiễm mới với 5 ca nhập cảnh và 8.385 ca ghi nhận trong nước (1.115 ca trong cộng đồng). Cụ thể, tại TPHCM (3.956), Bình Dương (1.325), Long An (890), Ðồng Nai (732), Hà Nội (61),…

Trong ngày có thêm 4.428 bệnh nhân công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 80.348 ca. Tối cùng ngày, ghi nhận 388 ca tử vong. Như vậy, đến nay Việt Nam đã có 4.145 người thiệt mạng vì COVID-19.

Hà Minh

Về công tác y tế, Chính phủ giao Bộ Y tế tổ chức mua sắm tập trung các vật tư, thiết bị cần thiết trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường giám sát, chấn chỉnh ngay những nơi tổ chức không khoa học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa không ngăn được dịch lây lan, vừa lãng phí. Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng. Đối với các địa bàn có mức độ lây lan rộng, sâu như TPHCM và một số tỉnh lân cận cần thực hiện đồng bộ trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tuyệt đối không để lây lan sang các địa bàn khác.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân mua vắc- xin, thuốc điều trị

Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ưu tiên ngân sách phòng, chống dịch

Theo Nghị quyết 86, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách Nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

Thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

P.V

 

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.

Về vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vắc-xin” bằng mọi biện pháp; thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu vắc-xin để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Bộ Y tế kịp thời phân bổ vắc-xin cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh đối với từng địa phương và công khai việc phân bổ.

Đặc biệt, Nghị quyết Chính phủ yêu cầu huy động mọi lực lượng y tế công lập, tư nhân và các lực lượng hỗ trợ khác triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin trên toàn quốc, nhất là tại các địa phương có nhiều ca nhiễm. Tăng cường tìm kiếm và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19. Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm định, cấp phép, bảo quản và chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin miễn phí cho người dân.

Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 02/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV