tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Kinh tế Hàn Quốc đối mặt nhiều thách thức

Chia sẻ: 

19/12/2022 - 08:21:00


Vào đầu năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những triển vọng kinh tế khá tươi sáng, tuy nhiên, với những yếu tố không thuận lợi như lạm phát tăng cao đã khiến cho quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia này gặp nhiều thách thức. 

 

Khó khăn chồng chất 

Quay trở lại năm 2020 khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành khiến thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải chịu tác động nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. Theo dữ liệu, nền kinh tế Hàn Quốc đã sụt giảm mạnh ở mức 0,7%, tuy nhiên, nền kinh tế quốc gia này đã nhanh chóng mở rộng và đạt mức tăng trưởng 4,1% trong năm tiếp theo. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm nhờ tiêu dùng phục hồi.  

Nguồn: Nikkei Asia
Nguồn: Nikkei Asia

Đến năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một triển vọng kinh tế với mức tăng trưởng dự kiến 3,1% với các yếu tố tích cực như bình thường hóa các quy tắc sau đại dịch, giao thương được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Song, do Hàn Quốc cùng lúc phải đối phó với "ba cơn địa chấn” cùng lúc là: lạm phát cao, lãi suất cao và tỷ giá hối đoái với đồng USD cao khiến cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương (BOK) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng của năm nay xuống quanh mức 2,6%. Giá tiêu dùng - thước đo lạm phát chính trong quý III đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021 và trong tháng 7, giá cả tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 6,3%, mức tăng cao nhất trong gần 24 năm. Nếu tính bình quân, lạm phát ở Hàn Quốc đã liên tục cao hơn mức 2% trong 20 tháng liên tiếp. BOK đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát trung hạn ở mức 2%.

Hàn Quốc là quốc gia phụ thuộc chính vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước, do đó khi giá năng lượng tăng vọt đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế của Hàn Quốc. Giá điện, nước và khí đốt tăng trong quý III.2022 đã tăng tới 15,3% so với cùng kỳ năm trước và đến thời điểm tháng 11, con số này tăng vọt lên 23,1%. Tình trạng lạm phát tăng mạnh không phải chỉ có ở Hàn Quốc mà các nền kinh tế lớn cũng đang phải đối phó với tình trạng này. 

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng lạm phát cao tất yếu dẫn đến việc tăng lãi suất trong và ngoài nước. Do đó, đồng won của Hàn Quốc đã mất giá hơn 17% so với đồng USD vào cuối tháng 9 với tỷ giá trao đổi có thời điểm ở mức 1.439,9 won/USD. Tuy nhiên, với các biện pháp nhanh chóng của chính phủ, đồng won đã lấy lại đà tăng giá sau đó và vào hôm 13.12, ở mức 1.306 won/USD chỉ còn giảm 8,7% so với thời điểm đầu năm. 

Thông thường, các nhà xuất khẩu như Hàn Quốc có thể tận dụng lợi thế của đồng USD cao do nhận thanh toán bằng USD, song trong năm 2022 tình hình đã đổi khác do chi phí sản xuất tăng lên đáng kể vì chi phí nhập khẩu tăng và người tiêu dùng toàn cầu giảm quy mô tiêu dùng. Theo đó, Hàn Quốc đã rơi vào thâm hụt thương mại tháng thứ 8 liên tiếp tính đến tháng 11. Xuất khẩu cũng giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 11 chủ yếu do nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn giảm. Trong bối cảnh lạm phát đè nặng lên nền kinh tế Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đã tránh được sự suy giảm nhờ vào thị trường việc làm lành mạnh và tiêu dùng cá nhân, tạo thêm việc làm trong tháng thứ 21 liên tiếp tính đến tháng 11.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Hàn Quốc mới đây công bố Sách Xanh với dự báo nhiều khả năng quốc gia này sẽ tiếp tục suy giảm trong tháng 12 này, đánh dấu tháng giảm thứ 6 liên tiếp. Báo cáo nêu rõ lạm phát tiếp tục ở mức cao, trong khi đà phục hồi sức mua trong nước yếu, hoạt động xuất khẩu và các động lực kinh tế ngày càng xấu hơn. Đây là những yếu tố làm gia tăng những quan ngại về nguy cơ kinh tế Hàn Quốc rơi vào suy thoái. Xuất khẩu, động lực tăng trưởng chính, đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 11, với mức giảm nhanh hơn so với tháng trước chủ yếu do nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Hàn Quốc cũng chứng kiến thâm hụt thương mại trong tháng thứ 8 liên tiếp do giá năng lượng toàn cầu tăng cao, gióng lên hồi chuông cảnh báo về đà tăng trưởng của nước này. Chi tiêu cá nhân cũng có dấu hiệu giảm sút.

Càng về những ngày cuối năm, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phục hồi tăng trưởng nhằm đưa nền kinh tế nước này tránh khỏi nguy cơ đình trệ như dự báo của nhiều tổ chức tài chính. Trong báo cáo vừa công bố, Viện Nghiên cứu phát triển Hàn Quốc (KDI) nhận định, nền kinh tế nước này sẽ có nguy cơ cao rơi vào tình trạng đình trệ trong thời gian tới bởi nợ hộ gia đình và chỉ số lòng tin của doanh nghiệp đang xấu đi. Lĩnh vực tiêu dùng của Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng khi doanh số bán lẻ giảm, trong khi đó về lĩnh vực tài chính đang tiếp tục bất ổn do áp lực lớn từ chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước.

Nỗ lực thực hiện các biện pháp phục hồi tăng trưởng

Trước những thách thức nêu trên, Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai các biện pháp quyết liệt ổn định tài chính, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện thị trường lao động... để vực dậy tăng trưởng kinh tế. Nhằm đối phó với động thái tăng lãi suất của các ngân hàng Trung ương toàn cầu, BOK tăng lãi suất tổng cộng 2,75 điểm phần trăm kể từ tháng 8.2021, đưa lãi suất cơ bản của Hàn Quốc lên mức 3,25%. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực tung ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo thêm động lực tăng trưởng kinh tế như nới lỏng các quy định về nhập khẩu xe điện, hóa chất và các danh mục khác.

Gần đây nhất, Chính phủ Hàn Quốc vừa phê duyệt “Kế hoạch cơ bản về xúc tiến du lịch lần thứ VI giai đoạn 2023 - 2027”, trong đó đặt ra 4 mục tiêu lớn: Đón 30 triệu lượt khách du lịch nước ngoài; đạt 30 tỷ USD doanh thu du lịch; dành 15 ngày cho du lịch nội địa; chi tiêu cho du lịch nội địa đạt 50.000 tỷ won (30 tỷ USD) vào năm 2027. Hàn Quốc cũng đề ra các nhiệm vụ tương ứng với 4 mục tiêu lớn gồm: Biến Hàn Quốc trở thành quốc gia du lịch hấp dẫn đối với khách nước ngoài; Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện cuộc cách mạng đổi mới ngành du lịch; cùng thúc đẩy du lịch nội địa với người dân và thúc đẩy kinh tế khu vực bằng cách phát triển nguồn tài nguyên du lịch mang bản sắc riêng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, bên cạnh những nỗ lực kể trên, sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc có thể đạt được hiệu quả hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Nếu tình hình ở Ukraine xấu đi, giá nguyên liệu thô và ngũ cốc tăng mạnh sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu và giảm tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, nếu Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, hoặc nền kinh tế toàn cầu mất đà tăng ở mức đáng kể, thì tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sẽ chậm lại.

Theo Đại biểu Nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
sinh nhật Bác công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 18/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV