tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Kỷ luật học đường đang... có vấn đề

Chia sẻ: 

04/04/2021 - 16:22:00


Thời gian gần đây, tại nhiều trường học đã xảy ra những vụ việc đáng báo động về tình trạng học trò hỗn láo với thầy cô giáo, thậm chí có vụ việc trò tát cô trước lớp, hoặc bắn đạn giấy vào cô giáo. Bên cạnh đó là những vụ bạo lực giữa học trò với nhau đầy ám ảnh… khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng kỷ luật học đường đang bị xâm phạm? Và giải pháp là như thế nào?

 

 

 

Kỷ luật học đường đang... có vấn đề - Ảnh 1

Những dấu hiệu đáng lo ngại

Nói về những hiện tượng trên, TS Hoàng Trung Học -Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục chia sẻ: Rõ ràng thời gian gần đây, trong môi trường giáo dục có những dấu hiệu rất đáng để cho chúng ta quan tâm.

Tôi ví dụ như bạo lực học đường, thời nào cũng có, ở Việt Nam cũng có và nước ngoài cũng có. Thế nhưng gần đây chúng ta thấy rằng bạo lực học đường bắt đầu có xuất hiện việc học trò bạo lực thầy cô, vấn đề này trước đây ít xuất hiện hơn.

Vấn đề thứ hai cũng đáng lo ngại, đó là, trước kia bạo lực học đường thường diễn ra ở những học sinh trong cùng một cấp học, cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3, nhưng bây giờ thì có những vụ bạo lực học đường diễn ra khá phổ biến ở các cấp học khác nhau. Điều này vừa phản ánh các mối quan hệ học đường của các em đang mở rộng, nhưng phức tạp hơn, dường như cũng đang diễn biến theo một hình thức khó lường hơn.

Dấu hiệu thứ ba đáng lo ngại nữa là tính vô cảm, thể hiện qua những người chứng kiến những vụ bạo lực học đường. Ngày trước chúng ta vẫn thấy, học sinh đứng quay clip để đưa lên mạng là vấn đề đáng lo ngại, thì bây giờ cả người lớn cũng thế - đứng xem nhưng vô cảm.

Điều này tác động rất nguy hiểm đến tâm thức, nhận thức của học sinh, những người đang học tập theo cái mẫu. Tức là khi các em thấy người lớn cũng đứng xem được và vô cảm với hành vi đó, thì các em cho rằng các em có thể tái diễn lại các hành vi này một cách dễ dàng. Bởi vì trong nhận thức của rất nhiều em nhỏ, thì người lớn là một chuẩn mực.

Theo TS Học: Thông thường khi học trò bạo lực, học trò học kém thì người ta hay đặt ra những vấn đề đối với những người có trách nhiệm chính, ở đây chính là nhà trường. Nhưng mà tôi cũng khẳng định lại ngay là, bạo lực học đường rồi tất cả những vấn đề của học sinh, chúng ta phải nhìn nhận rất đa chiều. Vì giáo dục là một hệ thống. Những thành tố tác động đến một học sinh chính là xã hội, thành tố phổ rộng nhất, sau đó đến nhà trường, là khuôn khổ thứ hai và cái lõi trong cùng là gia đình.

Kỷ luật học sinh như thế nào?

Nhiều giáo viên cho biết, trước đây, khi học sinh vi phạm giáo viên có thể tùy vào mức độ để áp dụng những hình thức xử phạt như phê bình trước lớp, trước trường, khiển trách, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học… Tuy nhiên, khi mà Thông tư 32 có hiệu lực từ năm 2020 đã chấm dứt tồn tại của việc kỷ luật này, cũng khiến giáo viên rất khó xử khi học sinh vi phạm.

Nói về điều này, TS Học cho rằng: Thông tư 32 đưa ra cơ bản đã được nghiên cứu rất khoa học cũng như trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, và các hiện tượng bạo lực chúng ta đừng chỉ nhìn một chiều dưới sự tác động của yếu tố giáo dục duy nhất ở đây chính là nhà trường.

Trong học đường, trong nhà trường sẽ không thể duy trì được nếu không có kỷ luật. Vì vậy Thông tư 32 ra đời chỉ hướng tới mục tiêu giúp cho nhà trường có những hình thức kỷ luật với nề nếp tốt hơn. Nhưng nhiều người hiểu về thông tư này còn hơi phiến diện, họ thấy rằng thầy cô không được đánh học trò, không cho kỷ luật học trò trước cờ, không phê bình trước lớp… thì dường như giảm bớt tính nghiêm minh. Nhưng chúng ta nhớ rằng, ở đây thông tư này quy định rất rõ là, kỷ luật vẫn có nhưng cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề kỷ luật như thế nào là phụ thuộc vào nghiệp vụ của người giáo viên.

Câu chuyện này chúng ta cũng tranh luận rất nhiều, về bản chất, nó chính là cách tiếp cận với việc thay đổi con người. Trong cách cũ chúng ta có thể phê bình trước lớp, phê bình trước toàn trường, thậm chí đuổi học, thực chất nó là hình phạt, và hình phạt thì trẻ rất sợ. Và chúng ta cảm thấy nó có tác dụng ngay. Nhưng chúng ta thử nhìn xem, nếu bây giờ buộc thôi học một đứa trẻ thì chúng ta trả các em đi đâu, khi mà trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm của nhà trường?

Chia sẻ áp lực với thầy cô giáo

TS Học cho rằng: Giáo viên hiện nay có khá nhiều áp lực, từ nhà trường, từ phụ huynh… Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ, hỗ trợ giáo viên một cách phù hợp để các thầy cô có thể bình thản thực hiện, tích cực sáng tạo trong công việc giáo dục của mình thì vô cùng tệ.

“Các thầy cô có thể sẽ tự vệ nghề nghiệp bằng cách thu mình lại, không muốn sáng tạo, không nhiệt tình nữa mà làm cho xong. Và chúng ta biết đấy, nếu  nhà giáo dục mà làm cho xong thì vô cùng tệ hại. Vì sao nhiều thầy cô bây giờ lại “buông”? Vì họ thấy bế tắc trong các phương tiện giáo dục và đôi khi họ cảm thấy không được che chở, bảo vệ một cách phù hợp. Và những công việc họ đang đối mặt rất khó khăn nhưng lại không được hướng dẫn. Vậy nên thay vì nhiệt tình có thể phạm sai lầm thì họ thu mình lại không làm, không sáng tạo, hoặc làm ở mức độ vừa phải thôi. Thì tôi cho đây là điểm chúng ta cần hỗ trợ để các thầy cô làm đúng. Còn về giáo viên, chúng ta cũng cần phải thay đổi. Học sinh đã thay đổi, xã hội thay đổi, chương trình thay đổi, mục tiêu tiếp cận thay đổi… chúng ta không thể mang cách giáo dục cũ là “yêu cho roi cho vọt”, đánh đập để mong học trò nên người” - TS Học chia sẻ. 

Vẫn theo TS Học: Hiện nay giáo viên gặp rất nhiều thách thức, bởi các thầy cô có quá nhiều việc. Nhiều cái mới cần học, mới từ chương trình tới cách thức giáo dục mà lương thì lại không cao… thế nên họ bị căng thẳng, mệt mỏi. Cộng với việc họ quá quen cách tiếp cận lối cũ, áp dụng cách răn đe giáo dục là chính, và đôi khi áp dụng thì thấy có kết quả ngay nên lại càng thường xuyên áp dụng. Trong trường hợp cụ thể, các thầy cô phải được hướng dẫn, phải được tập huấn rất kỹ về phương pháp kỷ luật tích cực mới thành công được.

“Đầu tiên phải thay đổi về tư duy. Chúng ta nhớ là thay đổi một con người chứ không phải uốn một cái cây. Uốn cái cây cũng cần phải uốn một thời gian chứ không thể nào ngay lập tức có thể vào thế đẹp được. Giáo dục một con người cần một quá trình rất lâu dài, không được nóng vội. Các thầy cô cần huy động và các bậc phụ huynh cũng cần nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình phối hợp với nhà trường, trách nhiệm của mình chia sẻ với các thầy cô trong việc giáo dục con, chứ không thể tất cả các thứ cứ đổ hết lên vai các thầy các cô được. Không ai có thể thay thế vai trò của người cha người mẹ trong việc dạy con. Bạo lực hay không, hư hay không, gốc rễ từ trách nhiệm bố mẹ đã… Do vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ. Tiếp nữa, các thầy cô cần phải tham gia vào những khóa tập huấn rất chuyên sâu để biết kỷ luật tích cực trong từng trường hợp như thế nào, thì mới giải quyết được” -TS Học nhấn mạnh.            

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV