tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Kỳ vọng tín dụng tăng mạnh

Chia sẻ: 

14/04/2021 - 09:59:00


Đến hết tháng 3, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 2,3% so với cuối năm 2020, cao hơn nhiều so với mức tăng chưa đến 1% cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng này, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng. Nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới. 

Tăng trưởng khởi sắc
Tại Vietcombank, mức tăng trưởng tín dụng quý I/2021 đạt 3,69%, mức cao nhất so cùng kỳ nhiều năm. Dư nợ cho vay của MSB đến hết quý I tăng hơn 9%. VietinBank là 2,6%, đều lần lượt cao hơn các mức tăng trưởng âm 1% và âm 1,2% của cùng kỳ năm 2020. Kết thúc quý I/2021, SeABank cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng gần gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo, tăng trưởng tín dụng trong quý I của Ngân hàng ACB dự kiến khoảng 3,5%, cao hơn nhiều mức 2,3% của cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I/2021, OCB có thể đạt tăng trưởng tín dụng từ 3 - 4%. VPBank tín dụng quý I dự kiến có thể tăng 3,9%, tăng 1,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong khi tín dụng của Vietcapital Bank tăng 3%.
Mặc dù khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài nhưng đến nay, tăng trưởng tín dụng đã khởi sắc tăng nhanh hơn nhiều so với các tháng trước. Từ sau Tết Nguyên đán, tín dụng có xu hướng tăng thấp hơn mức tăng 0,76% cuối tháng 1/2021 (đến ngày 26/2/2021 tăng 0,67%, giảm 0,09% so với cuối tháng 1/2021), tín dụng phục hồi rõ rệt trong tháng 3 (ngày 31/3/2021 tăng 2,93%).
Theo báo cáo điều tra xu hướng kinh doanh quý II/2021 của các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo Thống kê - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, hầu hết nhà băng đều kỳ vọng dư nợ tín dụng của hệ thống có thể tăng 5,09% trong quý II và tăng 14,7% trong cả năm 2021.
Theo BIDV, ngân hàng này dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2021 ở mức 10 - 12%. Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, năm 2021, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 8 - 11%, con số cụ thể phụ thuộc vào tình hình thực tế thị trường và chính sách điều hành tiền tệ của cơ quan quản lý. Ở các ngân hàng khác như VIB, Vietcapital Bank trong kế hoạch kinh doanh năm 2021 cũng đã xác định sẽ tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, cho vay các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thiết yếu, nông sản, thủy sản… VIB cho biết, trong năm nay với những lợi thế sẵn có về hệ số an toàn vốn, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ dự kiến lên mức 225.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021… “Với kết quả tăng tín dụng 3 tháng đầu năm, nếu NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, Vietcombank có thể tăng tín dụng 14% trong năm 2021 này" - Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành bày tỏ tin tưởng.
Nên nhìn vào chất lượng tăng trưởng
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN dự báo, tín dụng thể vượt mục tiêu tăng trưởng 12% của năm 2021 trong điều kiện tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, việc tiêm vaccine phát huy ngay hiệu quả, các động lực tăng trưởng như cầu tiêu dùng nội địa, xuất khẩu phục hồi; thu hút vốn FDI và giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh.

Với nguồn vốn huy động dồi dào, tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II/2020, đặc biệt đối với các ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại, du lịch… Thực tế vấn đề này đã được lãnh đạo cơ quan quản lý tiền tệ nhắc đi nhắc lại trong cả năm nay, đó là sẽ tạo điều kiện tối đa về room tín dụng cho các ngân hàng có “sức khỏe” tốt và có dư địa tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả.
Với dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2021 ở mức 10 - 12%, BIDV sẽ tập trung chú trọng vào nhóm khách hàng bán lẻ, khách hàng DN nhỏ và vừa, phát triển mạnh kênh bán hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, OCB là một trong những ngân hàng đã được NHNN điều chỉnh nới room tín dụng trong năm 2020 vừa qua và tăng trưởng dư nợ tích cực dự kiến của quý này. Các kế hoạch OCB thúc đẩy vốn hỗ trợ DN nhỏ và vừa, phân hóa khách hàng theo từng phân khúc như định hướng để thiết kế sản phẩm, dịch vụ; đồng thời có sự nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng ở mức phù hợp.
Theo TS Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, ngành ngân hàng sẽ cần nhiều giải pháp để đưa dòng vốn ra nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng không nên nhìn vào con số, mà nên nhìn vào chất lượng để góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế và bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Trước mắt, ngân hàng tập trung cho vay các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thiết yếu, phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay lĩnh vực nông sản, thủy sản… Nhiều khả năng, tăng trưởng tín dụng sẽ bùng nổ trong quý II/2021 và tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại, du lịch...
Quy mô dư nợ tín dụng/GDP ngày càng lớn (hiện khoảng 140%) nên việc kiểm soát tín dụng tăng ở mức 12% trong năm 2021 là hợp lý. Nếu sự phục hồi của nền kinh tế tốt, tín dụng toàn nền kinh tế có thể tăng từ 12 - 13% trong năm 2021 và kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh hơn từ quý II.
TS Cấn Văn Lực
Theo Kinh tế đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV