tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Là ‘công xưởng dược’ của thế giới, tại sao Ấn Độ thiếu vaccine COVID-19?

Chia sẻ: 

22/05/2021 - 16:44:00


 Phát biểu tại diễn đàn Liên hợp quốc hồi năm ngoái, Thủ tướng Narendra Modi từng khẳng định Ấn Độ sẽ sản xuất đủ vaccine COVID-19 để hỗ trợ nhân loại. Nhưng chính Ấn Độ lại đang thiếu hụt vaccine tại thời điểm bùng phát lây nhiễm. 

Chú thích ảnh
Nhân viên đóng gói vaccine Covishield, một phiên bản của AstraZeneca tại nhà máy của SII. Ảnh: AP

Là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Ấn Độ trước đó luôn được kỳ vọng là nhân tố đóng vai trò then chốt trong nỗ lực toàn cầu về tiêm chủng vaccine COVID-19. Tuy nhiên, điều này có vẻ như đã không thành sự thật, vì nhiều nhân tố khác nhau. 

Bị bất ngờ: Giới chức Ấn Độ dường như bất ngờ trước nhiều diễn biến, trong đó có tiến độ phê duyệt sử dụng vaccine trên phạm vi toàn cầu. Như nhiều nước khác, Ấn Độ lên kế hoạch, xác lập khâu bước trong sản xuất với giả định sớm nhất phải đến giữa năm 2021 vaccine mới có thể được cấp phép sử dụng. 

Thực tế hoàn toàn khác. Nhiều nước bật đèn xanh cho vaccine từ tháng 12/2020, tạo ra sức ép không chỉ cho khâu sản xuất, mà cả quá trình chuyển giao vaccine, với thời hạn nhanh nhất có thể. Ấn Độ, nước mới cấp phép cho hai mẫu vaccine hồi tháng 1 vừa qua, đã chưa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vaccine ở cả trong và ngoài nước. 

Chính quyền của Thủ tướng Modi lên kế hoạch hoàn thành tiêm chủng cho 300 triệu người Ấn Độ vào tháng 8/2021. Nhưng giới chức nước này lại không dự trữ lượng vaccine xấp xỉ ngưỡng này. Có lẽ giới hoạch định chính sách đã hành động dựa trên những dự báo của các nhà sản xuất vaccine nội địa: Sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng trong nước và đáp ứng nhu cầu đặt hàng từ nước ngoài. 

Chú thích ảnh
Thanh niên Ấn Độ xếp hàng chờ tới lượt được tiêm vaccine ở khu Radha Soami Satsang, New Delhi. Ảnh: AP

Yêu cầu tiêm vaccine trong nước có thời điểm cũng không quá cấp bách, bởi tỉ lệ lây nhiễm ở Ấn Độ từng liên tục suy giảm trong nhiều tháng. Thực tế, hồi tháng 1, chỉ vài ngày trước thời điểm Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng và xuất khẩu vaccine, ông Modi còn tuyên bố đã “chiến thắng” dịch bệnh khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) theo hình thức trực tuyến. Bộ Ngoại giao nước này nhiều lần lặp lại tuyên bố, xuất khẩu vaccine sẽ được điều tiết dựa trên nhu cầu chương trình tiêm chủng trong nước. 

Giới phân tích cho rằng đó là tính toán sai lầm nguy hiểm, bởi ngay sau đó lây nhiễm bùng phát mạnh, đẩy Ấn Độ vào tình thế nghiêm trọng. “Tôi không hiểu tại sao các nhà chức trách lại không nghĩ tới điều đó. Lẽ nào không ai tính toán nổi số liều vaccine mà Ấn Độ cần sử dụng”, Tiến sĩ Vineeta Bal, chuyên gia nghiên cứu về miễn dịch tại Viện Nghiên cứu và Khoa học Giáo dục Ấn Độ (IISER) tại thành phố Pune bày tỏ. 

Những bất ổn trong sản xuất vaccine và nỗi lo phía trước: Ấn Độ có hai nhà sản xuất chính vaccine COVID-19, đó là Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – chịu trách nhiệm sản xuất mẫu vaccine của AstraZeneca và Công ty Bharat Biotech, đầu mối sản xuất vaccine nội địa.

Chú thích ảnh
Một nhân viên y tế được tiêm ngừa vaccine COVID-19 tại bệnh viện ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: AP

Chính quyền cho phép hai đơn vị này bắt tay sản xuất vaccine vào cuối năm ngoái, ở thời điểm còn đang đợi cấp phép sử dụng chính thức từ cơ quan chức năng. Tất cả đều tin rằng ngay sau khi được phê duyệt sử dụng, các đơn vị sẽ có trong kho lượng hàng dự trữ lớn hơn nhiều. 

Tuy nhiên, nâng quy mô sản xuất lại là thách thức với cả SII và Bharat Biotech. Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla tháng 12/2020 từng khẳng định SII đủ sức vươn tới sản lượng 100 triệu liều/tháng, bắt đầu từ tháng 1/2021 và một nửa đáp ứng nhu cầu trong nước, nửa còn lại dùng để xuất khẩu. Nhưng đến tháng 4 vừa qua, chính quyền liên bang cho biết SII mới chỉ đạt công suất 60 triệu liều/tháng. 

Tương tự, Chủ tịch Bharat Biotech, ông Krishna Ella hồi tháng 1/2021 cũng khẳng định mục tiêu sản xuất 700 triệu liều vaccine trong năm 2021. Nhưng thực tế, tính đến tháng 4/2021, sản lượng của công ty này cũng chỉ ở mức 10 triệu liều/tháng. Trước tình thế này, chính phủ đã đồng ý ứng tiền trước để Bharat Biotech nâng công suất sản xuất vaccine. 

Trước làn sóng bùng phát lây nhiễm lần thứ 2, ngày 1/5, chính quyền Thủ tướng Modi tuyên bố mở rộng diện tiêm phòng ra toàn bộ đối tượng là người trưởng thành. Điều này khiến nhu cầu vaccine tăng mạnh, càng gây thêm sức ép với nguồn cung hạn chế.

Chú thích ảnh
Thiếu hụt nguồn cung vaccine là thực trạng đang diễn ra ở Ấn Độ. Ảnh: AP

Cho đến nay, Ấn Độ mới chỉ tiêm được khoảng 196 triệu liều vaccine, trong đó có 10 triệu liều thông qua tài trợ từ Sáng kiến Covax. Có khoảng 104 triệu người đã được tiêm một mũi, 41 triệu người được tiêm đủ hai mũi. Điều đáng ngại nằm ở chỗ tiến độ tiêm chủng có dấu hiệu chậm lại, từ mức 3,6 triệu mũi trong ngày 10/4 xuống còn 1,4 triệu mũi ngày 20/5. 

Chính quyền liên bang cho biết, nguồn cung sẽ sớm được cải thiện. Dự kiến Ấn Đọ sẽ có được 2 tỉ liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 12/2021. Trong đó có khoảng 750 triệu liều do SII sản xuất, 550 triệu liều được Bharat Biotech cho ra lò và khoảng 156 liều vaccine Sputnik V nhập của Nga. 

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng những con số ước đoán đó một lần nữa dường như lại quá lạc quan. “Đó là những ước đoán lạc quan. Có quá nhiều điều kiện kiểu ‘nếu’ và ‘nhưng’; tất cả đều phải được xem xét thấu đáo”, bà Bal bình luận. 

Hoài Thanh/Báo Tin tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV