tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Lan tỏa tinh thần, thành công của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XIII 

Chia sẻ: 

13/10/2022 - 08:51:00


"Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV phải tiếp tục lan tỏa tinh thần, thành công của Hội nghị Trung ương Sáu, Khóa XIII, đưa ra những quyết sách đúng đắn về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Với tinh thần tiết giảm thời gian nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng của kỳ họp". Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp chiều qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.  

 

Giảm thời gian chất vấn từ 3 ngày xuống 2,5 ngày

Cho ý kiến về việc chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ Tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác chuẩn bị và cơ bản nhất trí với dự kiến nội dung chương trình, cách thức tổ chức Kỳ họp thứ Tư được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thống nhất cao việc rút ngắn thời gian Kỳ họp thứ Tư từ 23 ngày xuống còn 21 ngày; rút thời gian thảo luận kinh tế - xã hội từ 2 ngày xuống 1,5 ngày và giảm thời gian chất vấn từ 3 ngày xuống còn 2,5 ngày. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, Chính phủ phải nhắc nhở các bộ, ngành gửi tài liệu sớm để các đại biểu Quốc hội có đủ thời gian nghiên cứu, xem xét, đóng góp ý kiến, quyết định; phải khắc phục tình trạng chậm gửi tài liệu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng thời gian thảo luận các dự án luật tại Kỳ họp thứ Tư được sắp xếp tương đối hợp lý. Trong đó, từ thời gian thảo luận tổ đến thời gian thảo luận tại hội trường về một dự án luật cách nhau khoảng 7 ngày; từ thời gian thảo luận tại hội trường đến khi Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua là từ 2 - 3 tuần. Điều này sẽ giúp Ban soạn thảo, cơ quan chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật có đủ thời gian nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội. 

Riêng đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ Tư đã bố trí một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại hội trường, nhưng giữa thời gian thảo luận tổ và thảo luận hội trường có 7 ngày như các dự luật khác. Nhấn mạnh đây là dự án luật lớn, phức tạp, sẽ có nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội nên công tác tiếp thu, tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các dự án luật khác, trước khi đưa ra phương án thảo luận tại hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị nên cân nhắc xem xét, giãn cách thời gian thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau thời gian thảo luận tổ là khoảng 8 - 9 ngày.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) khó, nhạy cảm hơn so với các dự án Luật khác, do đó, cần cân nhắc tăng thêm thời gian từ thảo luận tổ đến thảo luận tại hội trường đối với dự luật này. 

Đề xuất thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong 3 kỳ họp

Đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị cân nhắc xem xét thông qua dự án luật trong 3 kỳ họp sẽ thuận lợi hơn cho cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, vì dự án luật vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử, dự luật đang gặp vướng mắc về việc phân định 3 cấp chuyên môn, bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25.10.2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Tuy nhiên vẫn có ý kiến đề nghị giữ nguyên 4 cấp chuyên môn như hiện hành. Hiện, dự thảo luật đang đề xuất 2 phương án, phương án thứ nhất là 3 cấp chuyên môn, kèm theo các điều kiện như quy định cụ thể về nội dung, cơ cấu của mỗi cấp, phương thức, cách thức kết nối các cấp, lộ trình thay đổi, cách thức phân cấp, phân tuyến khám bệnh, chữa bệnh, tiêu chí của từng cấp để xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân vào một cấp… Và phương án 2 giữ như hiện hành. Nếu theo phương án 1 thì Chính phủ phải tiếp tục làm rõ những vấn đề này. Hay những nội dung còn ý kiến khác nhau như: phương án xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, các chính sách tài chính khác…

"Về phía cơ quan thẩm tra, chúng tôi không ngại khó, ngại khổ, nhưng còn nhiều vấn đề đòi hỏi cơ quan soạn thảo phải tiếp tục tiếp thu, giải trình”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nói. 

Nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong 2 hay 3 kỳ họp mà đây là thẩm quyền của Quốc hội, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, nếu chất lượng dự án luật không bảo đảm, chưa thật sự yên tâm thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét lùi thời gian thông qua dự án Luật này. “Nguyên tắc là không chạy theo tiến độ, mà phải bảo đảm chất lượng”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Tại Kỳ họp thứ Tư, nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội rất lớn với 7 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu và 7 dự án luật, nhiều nghị quyết quan trọng khác sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Kỳ họp thứ Tư phải tiếp tục lan tỏa tinh thần, thành công của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XIII, đưa ra những quyết sách đúng đắn về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. 

 
Anh Thảo
Theo Đại biểu nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 02/06/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV